Skip to main content

Đồng bằng sông Cửu Long – Wikipedia tiếng Việt



Vị trí vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bản đồ Việt Nam (Màu xanh lá)

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh, thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước nhưng hơn 19% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước,... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm).



Đồng cỏ ở Đồng Tháp mười

Ghe chở chôm chôm
trên sông Cửu Long

Thuyền ghe ở đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long




Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 40,6 nghìn km². Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây ở phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; cực Đông ở xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre; cực Bắc ở xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An; cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, còn có các đảo xa bờ của Việt Nam như Đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, Hòn Khoai.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

Cách đây khoảng 8.000 năm, vùng ven biển cũ trải rộng dọc theo triền phù sa cổ thuộc trầm tích Pleistocen từ Hà Tiên đến thềm bình nguyên Đông Nam Bộ. Sự hạ thấp của mực nước biển một cách đồng thời với việc lộ ra từng phần vùng đồng bằng vào giai đoạn cuối của thời kỳ trầm tích Pleistocen. Một mẫu than ở tầng mặt đất này được xác định tuổi bằng C14 cho thấy nó có tuổi tuyệt đối là 8.000 năm (Ngộ, 1988). Sau thời kỳ băng hà cuối cùng, mực mước biển dâng cao tương đối nhanh chóng vào khoảng 3–4 m trong suốt giai đoạn khoảng 1.000 năm (Blackwelder và những người khác, 1979), gây ra sự lắng tụ của các vật liệu trầm tích biển ở những chỗ trũng thấp của châu thổ; tại đây những sinh vật biển như hàu (Ostrea) được tìm thấy và việc xác định tuổi tuyệt đối của chúng bằng C14 cho thấy trầm tích này được hình thành cách đây khoảng 5.680 năm (Ngộ, 1988).

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.). Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ (Morisawa M., 1985), và rồi những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn (pyrit).

Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm (Pons L. J. và những người khác, 1982). Sự hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định tuổi bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm (Ngộ, 1988).

Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dày đặc (Rhizophora sp., Avicinnia sp.) được thay thế bởi những loài thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm (Melaleuca sp.) và những loài thực thực vật hoang dại khác (Fimbristylis sp.,Cyperus sp.). Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biển khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn (Pons L. J. và những người khác, 1989).

Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hình thành vùng châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa (Morgan F. R., 1961), những mảnh vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ (Morisawa, 1985). Những vật liệu sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có chiều cao 3–4 m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích pyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dày tầng đất vùng và không gian vùng (Pons L. J. và csv., 1982). Các con sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùng rộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng đầm lầy biển (Moormann, 1961). Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của những nhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh. Ngược lại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểu thị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nước sông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi những vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sông Mekong, và kết quả là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng (Moormann và Pons, 1974).

Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam), khoảng 40% vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập trong nước biển do biến đổi khí hậu.[1] Bên cạnh đó do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, nhiều vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long gặp tình trạng hạn hán và nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa[2].

Ngoài ra tác động ở thượng nguồn như nạn phá rừng và một loạt các đập nước đang đưa vào kế hoạch ở Hoa lục, Lào, và Campuchia đã giảm thiểu lượng phù sa bồi đắp ở các cửa sông, khiến vùng ven biển bị ngập dần. So với năm 1990 khi sông Cửu Long đưa 160 triệu tấn phù sa ra biển thì số lượng vào năm 2015 chỉ còn 75 triệu tấn, giảm hơn phân nửa. Lượng phù sa dù ra đến gần biển cũng bị trút bớt vì con người dùng sỏi cát vào các công trình xây cất, gây thiệt hại trầm trọng đến viễn cảnh sống còn của vùng đồng bằng.[3]



Phạm vi lưu vực[sửa | sửa mã nguồn]


Lưu vực sông Cửu Long

Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là vùng đồng bằng thấp và đồng bằng ngập nước, nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Nó được giới hạn trong phạm vi các dòng sông, kênh, rạch, tự nhiên hoặc nhân tao chảy trong lãnh thổ Việt Nam, nhận nước từ 2 dòng chính sông Mekong (từ sông Hậu Giang và sông Tiền Giang), đổ ra biển Đông và vịnh Thái Lan (cũng là một phần của biển Đông).

Về phía tây, Đồng bằng sông Cửu Long được giới hạn bởi sông Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế một dòng kênh nhân tạo chảy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia, nhận nước sông Hậu Giang qua sông Châu Đốc tại Thành phố Châu Đốc đổ nước ra Vịnh Thái Lan, giới hạn một vùng đất thấp ngập nước theo mùa gọi là tứ giác Long Xuyên.

Ở khu vực giữa hai dòng sông Hậu và sông Tiền, Đồng bằng sông Cửu Long được giới hạn đầu nguồn bởi các dòng kênh nối ngang tại 2 huyện thị đầu nguồn Tân Châu và An Phú của tỉnh An Giang như kênh Vĩnh An,...

Về phía đông bắc và đông, Đồng bằng sông Cửu Long được giới hạn bằng hàng loạt các dòng sông kênh rạch liên thông với nhau, chảy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia, (giới hạn vùng đất trũng khác ngập nước theo mùa là vùng Đồng Tháp Mười), và đều là phân lưu của sông Mekong: hoặc trực tiếp của dòng chính sông Tiền Giang, hay nhận nước gián tiếp qua một phân lưu chính của Mekong là Preak Banam đổ ra biển Đông qua sông Vàm Cỏ Tây (sông Vàm Cỏ) và các cửa của sông Cửu Long. Giới hạn phía đông bắc và đông của Đồng bắng sông Cửu Long là các dòng sông kênh rạch sau: sông Sở Thượng (chảy trên biên giới Việt Nam-Campuchia, nhận nước sông Mekong qua Preak Banam), sông Sở Hạ (chảy trên biên giới Việt Nam-Campuchia, nhận nước sông Mekong qua Preak Trabeak phân lưu của Preak Banam), rạch Cái Cỏ (chảy trên biên giới Việt Nam-Campuchia[4], là ranh giới phía bắc của Đồng Tháp Mười[5], nhận nước sông Mekong qua Preak Trabeak một thượng lưu của sông Sở Hạ và rạch Long Khốt), rạch Long Khốt (nhận nước sông Mekong qua Preak Trabeak và Cái Cỏ, thượng nguồn của sông Vàm Cỏ Tây), sông Vàm Cỏ Tây (nhận nước sông Mekong qua rạch Long Khốt và các kênh rạch nối thông với sông Tiền Giang), sông Vàm Cỏ (nhận nước sông Mekong qua sông Vàm Cỏ Tây và các kênh rạch nối thông với sông Tiền Giang), và cuối cùng là sông Soài Rạp (nhận nước sông Mekong qua sông Vàm Cỏ). Các sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ, Soài Rạp mặc dù thuộc hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai, là hệ thống sông thuộc địa bàn Miền Đông Nam Bộ, nhưng chúng là những dòng sông cuối cùng nhận nước từ sông Mekong về phía đông, đồng thời một trong số chúng (sông Soài Rạp) là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh phía đông Đồng bằng sông Cửu Long là Long An và Tiền Giang với tỉnh thành phía tây của Miền Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh, nên lưu vực các sông rạch này (chính là địa bàn tỉnh Long An) cũng là địa bàn ranh giới tận cùng phía đông của Đồng bằng sông Cửu Long với Miền Đồng Nam Bộ.



Thời chúa Nguyễn và thời Tây Sơn[sửa | sửa mã nguồn]


Nam Bộ xưa được gọi là xứ Đồng Nai. Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh sang kinh lược Cao Miên, lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định. "Đất Nông Nại" hay "phủ Gia Định" khi ấy gồm chung cả Nam Bộ.

Tháng 8 mùa thu năm Giáp Ngọ (1714), vua phong cho một người Hoa gốc ở Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Theo sách Hoàng Việt Giáp Tý niên biểu thì năm Mậu Tý 1708, chúa Minh trao cho Mạc Cửu chức Tổng binh Hà Tiên.

Mùa xuân năm Nhâm Tý (1732), khổn súy Gia Định chia đất ấy lập làm châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ (tục gọi là dinh Cái Bè).

Năm Bính Tý (1756), Nghi biểu hầu Nguyễn Cư Trinh tâu xin chuẩn hứa cho vua Chân Lạp Nặc Nguyên chuộc tội, lấy đất hai xứ Xoài Rạp, Tầm Đôn (có lẽ là vùng Gò Công và Đồng Tháp Mười ngày nay) bổ sung vào châu Định Viễn.

Năm 1757, nhận hiến thêm hai đất Trà Vinh và Ba Thắc và vùng Tầm Phong Long[a]. Nhân đó, Nguyễn Cư Trinh tâu xin dời dinh Long Hồ qua xứ Tầm Bào. Lại đem xứ Sa Đéc đặt làm đạo Đông Khẩu, xứ Cù Lao ở Tiền Giang đặt làm đạo Tân Châu, xứ Châu Đốc ở Hậu Giang đặt làm đạo Châu Đốc.

Trên nửa thế kỷ (1698-1757), các chúa Nguyễn đã đặt xong cơ sở hành chính trên khắp địa bàn Nam Bộ.

Tháng 10 mùa đông năm Kỷ Hợi 1779, Nguyễn Ánh cho họa địa đồ chia cắt địa giới 3 dinh Trấn Biên (Biên Hòa), Phiên Trấn (Gia Định) và Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang) cho liên lạc nhau. Nhân đó, lấy địa bàn tọa lạc tại xứ Mỹ Tho đặt làm dinh Trường Đồn, để lỵ sở Giồng Cai Yến.

Vậy là cuối thế kỷ XVIII, toàn Nam Bộ chia ra 4 dinh: Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ, Trường Đồn và trấn Hà Tiên (coi như 5 đơn vị tỉnh ngày nay).

Năm Canh Thân (1800), đổi Gia Định phủ làm Gia Định trấn gồm dinh Phiên Trấn, dinh Trấn Biên, dinh Vĩnh Trấn (Long Hồ), dinh Trấn Định (Trường Đồn) và trấn Hà Tiên.


Thời nhà Nguyễn độc lập[sửa | sửa mã nguồn]


Trước năm 1832[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 12 tháng 1 năm Mậu Thìn (1808), đổi Gia Định trấn làm Gia Định thành. Gia Định thành cai quản 5 trấn ở trong nam là Phiên An (Phiên Trấn cũ), Biên Hòa (Trấn Biên cũ), Định Tường (Trấn Định cũ), Vĩnh Thanh (Vĩnh Trấn cũ) và Hà Tiên, lại kiêm quản thêm trấn Bình Thuận ở phía bắc Biên Hòa. Trong đó, địa bàn toàn bộ các trấn Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên và một phần trấn Phiên An cùng thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.

Sau đây là tình hình phân ranh hành chính các trấn Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên cùng thuộc Gia Định thành hồi năm 1808:


  • Trấn Phiên An gồm 1 phủ là Tân Bình và 4 huyện: Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc, Thuận An

  • Trấn Vĩnh Thanh gồm 1 phủ là Định Viễn và 3 huyện: Vĩnh An, Vĩnh Bình, Tân An

  • Trấn Định Tường gồm 1 phủ là Kiến An và 3 huyện: Kiến Đăng, Kiến Hưng, Kiến Hòa

  • Trấn Hà Tiên gồm 2 huyện (chưa đặt phủ): Long Xuyên, Kiên Giang

Theo Gia Định thành thông chí, tình hình phân chia hành chính Gia Định thành hồi năm 1820 có một vài thay đổi như sau:


  • Trấn Phiên An gồm 1 phủ là Tân Bình và 4 huyện: Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc, Thuận An

  • Trấn Định Tường gồm 1 phủ là Kiến An và 3 huyện: Kiến Đăng, Kiến Hưng, Kiến Hòa

  • Trấn Vĩnh Thanh gồm 1 phủ là Định Viễn và 4 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh An, Vĩnh Định, Tân An

  • Trấn Hà Tiên gồm 2 huyện (chưa đặt phủ): Long Xuyên, Kiên Giang

Sau năm 1832[sửa | sửa mã nguồn]


Vua Minh Mạng năm 1832 đã đặt ra Nam Kỳ và chia thành 6 tỉnh nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh[6]. Đó là các tỉnh: Phiên An, năm 1836 đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn), Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa), Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông; Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long), An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc) và Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.

Trong số 6 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ thì có 4 tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ) ngày nay, bao gồm: Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ngoài ra, một phần đất đai của tỉnh Gia Định lúc bấy giờ cũng nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tương đương với một phần các tỉnh Long An và Tiền Giang (vùng đất Gò Công) ngày nay. Thượng và hạ lưu của sông Vàm Cỏ Tây (cho tới đoạn ngã ba sông Bảo Định), cùng với sông Bảo Định là ranh giới giữa hai tỉnh Gia Định và Định Tường.

Nam Kỳ lục tỉnh hồi năm 1840, theo tài liệu của Trương Vĩnh Ký, ở đây không kể tỉnh Biên Hòa thuộc khu vực Đông Nam Bộ ngày nay:


  • Tỉnh Gia Định gồm 4 phủ, 9 huyện:
    • Phủ Tân Bình (Sài Gòn) gồm 3 huyện: Bình Dương (Sài Gòn), Bình Long (Hóc Môn), Tân Long (Chợ Lớn). Phủ này nay đều thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Miền Đông Nam Bộ.

    • Phủ Hòa Thạnh (Gò Công) gồm 2 huyện: Tân Hòa (Gò Công), Tân Thạnh (Kỳ Son). Huyện Tân Hòa nay thuộc tỉnh Tiền Giang. Huyện Tân Thạnh, ở phía bờ nam sông Vàm Cỏ Tây đối diện huyện Cửu An, nay thuộc địa bàn thành phố Tân An và toàn bộ huyện Châu Thành tỉnh Long An.

    • Phủ Tân An (Vũng Gù) gồm 2 huyện: Cửu An (Vũng Gù), Phước Lộc (Cần Giuộc). Huyện Cửu An là vùng đất nằm kẹp giữa hai dòng Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông từ Tân Trụ đến Thủ Thừa, nay thuộc địa bàn Tân Trụ, Tân An, Thủ Thừa, Bến Lức, và có thể cả Thạnh Hóa của tỉnh Long An. Huyện Phước Lộc nay là các huyện Cần Đước, Cần Giuộc và một phần huyện Bến Lức tỉnh Long An.

    • Phủ Tây Ninh gồm 2 huyện: Tân Ninh (Tây Ninh), Quang Hóa (Bến Cầu, Trảng Bàng). Ngày nay một phần huyện Mộc Hóa (phần phía đông sông Vàm Cỏ Tây), thị xã Kiến Tường, và có thể là một phần các huyện Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Long An nguyên là đất huyện Quang Hóa phủ Tây Ninh.
Bản đồ hành chính Nam Kỳ lục tỉnh giai đoạn 1841-1861

Bản đồ hành chính Nam Kỳ Lục tỉnh (Basse Cochinchine) năm 1863

Bản đồ xứ Nam Kỳ 1872 (thời Pháp Thuộc) với sáu tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (vẽ theo hành chính thời nhà Nguyễn độc lập).

  • Tỉnh Định Tường gồm 2 phủ, 4 huyện (nay nằm hoàn toàn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long):

  • Tỉnh Vĩnh Long gồm 4 phủ, 8 huyện (nay nằm hoàn toàn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long):
    • Phủ Định Viễn (Vĩnh Long) gồm 2 huyện: Vĩnh Bình (Long Hồ), Vĩnh Trị (Vũng Liêm)

    • Phủ Hoằng An (Ba Vác) gồm 2 huyện: Tân Minh (Ba Vác), Duy Minh (Rạch Nước Trong)

    • Phủ Hoằng Đạo (Bến Tre) gồm 2 huyện: Bảo Trị (Bến Tre), Bảo An (Cái Bông)

    • Phủ Lạc Hóa (Trà Vinh) gồm 2 huyện: Trà Vinh (Trà Vinh), Tuân Ngãi (Cầu Ngang, Mương Đục)

  • Tỉnh An Giang gồm 3 phủ, 8 huyện (nay nằm hoàn toàn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long):
    • Phủ Tuy Biên (Châu Đốc) gồm 2 huyện: Tây Xuyên (Cái Vừng, Ba Rách, Long Xuyên), Phong Phú (Cần Thơ)

    • Phủ Tân Thành (Sa Đéc) gồm 3 huyện: Vĩnh An (Sa Đéc), Đông Xuyên (Cái Vừng), An Xuyên (Nha Mân)

    • Phủ Ba Xuyên (Sóc Trăng) gồm 3 huyện: Phong Nhiêu (Bãi Xàu), Phong Thạnh (Nhu Gia), Vĩnh Định

  • Tỉnh Hà Tiên gồm 3 phủ, 7 huyện:

Năm 1855, tình hình các tỉnh này lại có một số thay đổi nhỏ và không đáng kể như sau:


  • Tỉnh Gia Định gồm 3 phủ, 9 huyện:
    • Phủ Tân Bình gồm 3 huyện: Bình Dương, Bình Long, Tân Long

    • Phủ Tân An gồm 2 huyện: Cửu An, Phước Lộc, Tân Hòa, Tân Thạnh

    • Phủ Tây Ninh gồm 2 huyện: huyện Tân Ninh (nay thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh Việt Nam và tỉnh Svay Rieng Campuchia), và huyện Quang Hóa. Tỉnh Tây Ninh ngày nay, nằm ở khu vực Miền Đông Nam Bộ, chiếm phần lớn đất đai nguyên là của phủ Tây Ninh.

  • Tỉnh Định Tường gồm 2 phủ, 4 huyện:

  • Tỉnh Vĩnh Long gồm 3 phủ, 8 huyện:
    • Phủ Định Viễn gồm 2 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh Trị

    • Phủ Hoằng Trị gồm 4 huyện: Bảo Hựu, Bảo An, Tân Minh, Duy Minh

    • Phủ Lạc Hóa gồm 2 huyện: Trà Vinh, Tuân Ngãi

  • Tỉnh An Giang gồm 3 phủ, 10 huyện:
    • Phủ Tuy Biên gồm 4 huyện: Tây Xuyên, Phong Phú, Hà Dương, Hà Âm

    • Phủ Tân Thành gồm 3 huyện: Vĩnh An, Đông Xuyên, An Xuyên

    • Phủ Ba Xuyên gồm 2 huyện: Phong Nhiêu, Vĩnh Định

  • Tỉnh Hà Tiên gồm 1 phủ là An Biên với 3 huyện: Hà Châu, Long Xuyên, Kiên Giang. Ngày nay, trừ một phần nhỏ đất nguyên thuộc huyện Hà Châu (vùng giáp biên giới Việt Nam-Campuchia thuộc các huyện Kampong Trach, Banteay Meas của tỉnh Kam pốt) được Pháp cắt trả cho Camphuchia những năm 1870, còn lại phần lớn đất phủ An Biên tỉnh Hà Tiên giai đoạn này, thì đều nằm trong địa bàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, một phần các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu.

Đặc biệt, lúc bấy giờ trên toàn vùng đất Nam Kỳ nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay nói riêng, tên gọi các địa danh hành chính từ cấp tỉnh, cấp phủ, cấp huyện cho đến cấp thôn, cấp ấp đều được sử dụng bằng những mỹ từ Hán Việt. Tuy nhiên, ngoài tên gọi địa danh hành chính dùng chính thức trong các giấy tờ, văn kiện vốn được gọi theo bằng các mỹ từ Hán Việt, mỗi thôn xã còn có tục danh bằng tên Nôm nữa. Tên gọi các tục danh này chỉ được gọi phổ biến trong dân gian và không hề được dùng chính thức trong các văn bản hành chính vào thời nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Chẳng hạn, thôn Tân An thuộc huyện Phong Phú, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang còn có tên tục danh bằng tiếng Nôm là "Cần Thơ"; thôn Mỹ Trà thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong, phủ Kiến Tường, tỉnh Định Tường có thêm tên gọi trong dân gian là "Cao Lãnh"; thôn Thuận Tắc thuộc tổng Hòa Lạc Hạ, huyện Tân Hòa, phủ Tân An, tỉnh Gia Định còn được gọi là "Gò Công"...


Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]


Giai đoạn 1862-1867[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 17 tháng 2 năm 1859, Pháp đưa quân đội xâm chiếm thành Gia Định (cũng gọi là thành Sài Gòn). Ngày 28 tháng 2 năm 1861), thực dân Pháp chiếm được tỉnh Gia Định và đến ngày 12 tháng 4 năm 1861 thì chiếm xong tỉnh Định Tường. Tuy nhiên, mãi đến ngày 18 tháng 12 năm 1861, Pháp mới chiếm được tỉnh Biên Hòa (ngày nay thuộc vùng Đông Nam Bộ).

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triểu đình Huế phải ký Hòa ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường. Năm 1867, Pháp vi phạm "hòa ước", đem quân chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau đó, thực dân Pháp xóa bỏ lề lối cai trị cũng như cách phân chia địa giới hành chính phủ huyện cũ của triều đình nhà Nguyễn.

Sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ngày 5 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện (arondissemnent). Viên cai trị hạt là tham biện (inspecteur, sau đổi là administrateur). Lúc đầu Pháp gọi département thay cho phủ, gọi arrondissement thay cho huyện. Lỵ sở của hạt gọi là "châu thành", có chức năng như một "trung tâm hành chính" của hạt. Sau khi thành lập các thị xã với chức năng "tỉnh lỵ", nó chiếm một phần diện tích của "châu thành", phần diện tích còn lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu Thành và sau này là huyện Châu Thành. Bắt đầu từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Nam Kỳ.

Khoảng năm 1868, toàn vùng đất Nam Kỳ có hai mươi bảy inspection (lúc này tiếng Việt gọi là "hạt thanh tra", "địa hạt thanh tra", "khu thanh tra" hay "tiểu khu thanh tra", do Thanh tra cai trị). Ban đầu, hạt Thanh tra tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau đó mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở kể từ ngày 16 tháng 8 năm 1867.

Ngày 17 tháng 2 năm 1863, thực dân Pháp tiến hành lập hạt thanh tra Tây Ninh (lỵ sở đặt tại Tây Ninh) trên địa bàn phủ Tây Ninh của tỉnh Gia Định. Từ ngày 11 tháng 2 năm 1864, phủ Tây Ninh có hai huyện trực thuộc là Quang Hóa và Tân Ninh. Ngày 3 tháng 2 năm 1866, thành lập hạt thanh tra Quang Hóa trên địa bàn huyện Quang Hóa của phủ Tây Ninh do tách ra từ hạt thanh tra Tây Ninh (lỵ sở đặt tại Trảng Bàng).

Ngày 9 tháng 11 năm 1864, thực dân Pháp lần lượt cho thành lập các hạt Thanh tra sau đây trên địa bàn tỉnh Gia Định (lúc này vẫn còn giữ tên là tỉnh Gia Định như cũ):


  • Hạt thanh tra Tân Long: trên địa bàn huyện Tân Long của phủ Tân Bình (lỵ sở đặt tại Chợ Lớn)

  • Hạt thanh tra Tân An: trên địa bàn hai huyện Cửu An và Tân Thạnh của phủ Tân An (lỵ sở đặt tại Tân An)

  • Hạt thanh tra Phước Lộc: trên địa bàn huyện Phước Lộc của phủ Tân An (lỵ sở đặt tại Cần Giuộc)

  • Hạt thanh tra Tân Hòa: trên địa bàn huyện Tân Hòa của phủ Tân An (lỵ sở đặt tại Gò Công)

Ngày 3 tháng 6 năm 1865, Pháp lại lần lượt cho thành lập các hạt Thanh tra sau đây trên địa bàn tỉnh Định Tường (lúc này cũng vẫn còn giữ tên là tỉnh Định Tường như cũ):


  • Hạt thanh tra Kiến An hay Kiến Hưng: trên địa bàn huyện Kiến Hưng của phủ Kiến An (lỵ sở đặt tại Mỹ Tho)

  • Hạt thanh tra Kiến Hòa: trên địa bàn huyện Kiến Hòa của phủ Kiến An (lỵ sở đặt tại Chợ Gạo)

  • Hạt thanh tra Kiến Đăng: trên địa bàn huyện Kiến Đăng của phủ Kiến Tường (lỵ sở đặt tại Cai Lậy)

  • Hạt thanh tra Kiến Tường hay Kiến Phong: trên địa bàn huyện Kiến Phong của phủ Kiến Tường (lỵ sở ban đầu đặt tại Cao Lãnh và sau đó lại dời đến Cần Lố (ngã ba sông Cần Lồ với sông Tiền Giang))

Ngày 15 tháng 6 năm 1867, ngoại trừ vùng đất huyện Hà Châu chưa đặt hạt thanh tra vì địa bàn nhỏ hẹp, thực dân Pháp cũng thành lập các hạt Thanh tra sau đây trên địa bàn tỉnh Hà Tiên:


Tại vùng đất tỉnh Vĩnh Long cũng lần lượt thành lập các hạt thanh tra sau:


  • Hạt thanh tra Định Viễn: trên địa bàn phủ Định Viễn (lỵ sở đặt tại Vĩnh Long)

  • Hạt thanh tra Hoằng Trị: trên địa bàn phủ Hoằng Trị (lỵ sở đặt tại Bến Tre)

  • Hạt thanh tra Lạc Hóa: trên địa bàn phủ Lạc Hóa (lỵ sở đặt tại Trà Vinh)

Tại tỉnh An Giang có 3 hạt thanh tra sau:


  • Hạt thanh tra Tuy Biên: trên địa bàn phủ Tuy Biên (lỵ sở đặt tại Châu Đốc)

  • Hạt thanh tra Tân Thành: trên địa bàn phủ Tân Thành (lỵ sở đặt tại Sa Đéc)

  • Hạt thanh tra Ba Xuyên: trên địa bàn phủ Ba Xuyên (lỵ sở đặt tại Sóc Trăng)

Ngày 1 tháng 8 năm 1867, Pháp thấy vùng đất Cà Mau còn vắng vẻ nên đã bãi bỏ hạt thanh tra Long Xuyên, sáp nhập địa bàn này tức vùng đất Cà Mau vào hạt thanh tra Kiên Giang và coi luôn vùng đất huyện Long Xuyên cũ.


Giai đoạn 1867-1871[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 16 tháng 8 năm 1867, thực dân Pháp chính thức đổi tên gọi tất cả các địa danh cấp tỉnh và hạt thanh tra theo tên gọi địa điểm nơi đặt lỵ sở tỉnh hoặc hạt thanh tra. Các tên gọi mới này chính là tục danh bằng tên Nôm của các thôn xã nơi đặt lỵ sở tỉnh hoặc hạt thanh tra vốn trước đây vào thời nhà Nguyễn độc lập lại không được dùng chính thức trong các văn bản hành chính. Như vậy, cũng kể từ đây, chính quyền thực dân Pháp đã dần dần chính thức hóa các tên gọi địa danh bằng tiếng Nôm này bằng những văn bản hành chính; đồng thời hầu hết các tên gọi địa danh cũ cấp tỉnh, cấp phủ và cấp huyện và sau này là các hạt thanh tra bằng những mỹ từ Hán Việt của thời nhà Nguyễn cũng dần bị xóa bỏ hoàn toàn. Các tên gọi mới bằng tục danh chữ Nôm của các hạt thanh tra này cũng chính là tên gọi các tỉnh và các quận trực thuộc các tỉnh ở Nam Kỳ nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau này và cho đến tận ngày nay, hầu hết các tỉnh, các huyện và thành phố trực thuộc đều vẫn còn giữ lại các tên gọi địa danh này.

Tuy nhiên, do ở hạt thanh tra Tân An chính quyền thực dân Pháp liên tục dời lỵ sở hạt ban đầu từ Cai Tài, sau đó đến năm 1863 dời về thôn Nhơn Thạnh và sau cùng lại dời về đóng tại Vũng Gù vào năm 1869 cho đến tận ngày nay, vì thế tên gọi hạt thanh tra Tân An vẫn được giữ lại và không hề bị thay đổi. Ngoài ra, các tên gọi Vĩnh Long, Trà Vinh, Đông Xuyên (sau này lại đổi thành Long Xuyên cho đến ngày nay) và Hà Tiên vốn là các địa danh cũ bằng những mỹ từ Hán Việt của thời nhà Nguyễn nhưng lúc bấy giờ cũng được sử dụng tiếp tục và không bị thay đổi, xóa bỏ do trước đây tại các thôn xã là nơi đặt lỵ sở của các hạt này lại không có xuất hiện các tên gọi bằng tục danh chữ Nôm trong dân gian. Đồng thời, cũng từ năm 1900 thì các địa danh Tân An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long Xuyên và Hà Tiên cũng chính thức trở thành tên gọi các tỉnh cũng như tên gọi tỉnh lỵ ở Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc.

Cụ thể, vào thời điểm này, thực dân Pháp đổi tên tỉnh Gia Định thành tỉnh Sài Gòn, đổi tên tỉnh Định Tường thành tỉnh Mỹ Tho và đổi tên tỉnh An Giang thành tỉnh Châu Đốc; đồng thời cũng đổi tên gọi tất cả các hạt Thanh tra ở Nam Kỳ cụ thể như sau:


Bản đồ Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1868, sau khi Pháp đã chiếm toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ của nhà Nguyễn

  • Tỉnh Sài Gòn gồm các hạt thanh tra:
    • Hạt thanh tra Tân An: vẫn giữ nguyên tên gọi cũ

    • Hạt thanh tra Chợ Lớn: đổi tên từ hạt thanh tra Tân Long

    • Hạt thanh tra Cần Giuộc: đổi tên từ hạt thanh tra Phước Lộc

    • Hạt thanh tra Gò Công: đổi tên từ hạt thanh tra Tân Hòa

    • Hạt thanh tra Tây Ninh: lấy tên phủ cũ thay cho tên huyện cũ Tân Ninh

    • Hạt thanh tra Trảng Bàng: đổi tên từ hạt thanh tra Quang Hóa

  • Tỉnh Mỹ Tho gồm các hạt thanh tra:
    • Hạt thanh tra Mỹ Tho: đổi tên từ hạt thanh tra Kiến An hay Kiến Hưng

    • Hạt thanh tra Chợ Gạo: đổi tên từ hạt thanh tra Kiến Hòa

    • Hạt thanh tra Cai Lậy: đổi tên từ hạt thanh tra Kiến Đăng

    • Hạt thanh tra Cần Lố: đổi tên từ hạt thanh tra Kiến Tường hay Kiến Phong

  • Tỉnh Vĩnh Long gồm các hạt thanh tra:
    • Hạt thanh tra Vĩnh Long: đổi tên từ hạt thanh tra Định Viễn

    • Hạt thanh tra Bến Tre: đổi tên từ hạt thanh tra Hoằng Trị

    • Hạt thanh tra Trà Vinh: đổi tên từ hạt thanh tra Lạc Hóa

  • Tỉnh Châu Đốc gồm các hạt thanh tra:
    • Hạt thanh tra Châu Đốc: đổi tên từ hạt thanh tra Tuy Biên

    • Hạt thanh tra Sa Đéc: đổi tên từ hạt thanh tra Tân Thành

    • Hạt thanh tra Sóc Trăng: đổi tên từ hạt thanh tra Ba Xuyên

  • Tỉnh Hà Tiên gồm:

Ngày 4 tháng 12 năm 1867, tách vùng đất cù lao Minh của hạt thanh tra Bến Tre để thành lập hạt thanh tra Mỏ Cày, với lỵ sở đặt tại chợ Mỏ Cày. Đồng thời, huyện Phong Phú cũng được tách ra khỏi hạt thanh tra Sa Đéc để thành lập mới hạt thanh tra Cần Thơ, với lỵ sở đặt tại Cần Thơ.

Cũng trong năm 1867, thực dân Pháp lại cho thành lập thêm hạt thanh tra Đông Xuyên, với lỵ sở đặt tại khu vực chợ Đông Xuyên, trên cơ sở tách ra từ hạt thanh tra Châu Đốc, có địa bàn tương ứng với một phần các huyện Đông Xuyên và Tây Xuyên cũ. Tuy nhiên, sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa vào năm 1873, lần đầu tiên Gia Định Báo đã dùng từ "Long Xuyên" thay cho "Đông Xuyên". Theo nghị định ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt Long Xuyên được chính thức dùng thay cho tên gọi "Đông Xuyên" trước đó.

Đồng thời, cũng tách vùng đất huyện Tuân Ngãi thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long trước đây để thành lập hạt thanh tra Bắc Trang, với lỵ sở đặt tại Bắc Trang.

Ngày 5 tháng 12 năm 1868, hạt thanh tra Cai Lậy bị giải thể, sáp nhập địa bàn vào hạt thanh tra Mỹ Tho kể từ ngày 15 tháng 12 năm 1868. Ngày 23 tháng 2 năm 1869, Hạt thanh tra Chợ Gạo bị giải thể, sáp nhập địa bàn vào hạt Thanh tra Mỹ Tho.

Ngày 20 tháng 10 năm 1869, hạt thanh tra Cai Lậy được lập lại. Ngày 8 tháng 9 năm 1870, giải thể hạt thanh tra Cần Lố và sáp nhập địa bàn vào các hạt thanh tra Sa Đéc và Cái Bè. Cũng nhân sự kiện này, vì lý do an ninh nên dời trụ sở tới chợ Cái Bè nên lại đổi tên gọi hạt thanh tra Cai Lậy trước đó là hạt thanh tra Cái Bè.

Tháng 4 năm 1870, chính quyền Pháp ở Nam Kỳ (đứng đầu là Thống đốc Nam Kỳ) cùng với triều đình vương quốc Cao Miên do Pháp bảo hộ (đứng đầu là vua Norodom I) bắt đầu đàm phán ký kết thỏa ước phân định biên giới[7]. Chính thức điều chỉnh lại biên giới giữa Cao Miên (Campuchia) với Nam Kỳ thuộc Pháp (Cochinchine Française) thay đổi lớn so với biên giới Cao Miên-Nam Kỳ Lục tỉnh tại 2 khu vực: địa phận các hạt thanh tra Trảng Bàng, Tây Ninh (tức vùng lồi Mỏ vịt, nằm kẹp giữa thượng nguồn hai con sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông) thành ra phủ (khet) Svay Téap (ký kết ngày 9 tháng 7 năm 1870)[8], và vùng bờ bắc kênh Vĩnh Tế địa bàn các hạt Hà Tiên, Châu Đốc nhập vào (khet) Tréang, cắt từ đất Nam Kỳ trả về cho Cao Miên.


Giai đoạn 1871-1900[sửa | sửa mã nguồn]


Bản đồ hành chính Nam Kỳ thuộc Pháp (Cochinchine Française) năm 1878

Từ ngày 5 tháng 6 năm 1871, inspection đổi thành arrondissement (lúc này tiếng Việt gọi là "hạt tham biện", "địa hạt tham biện", "khu tham biện" hay "hạt"). Đứng đầu arrondissementadministrateur, tiếng Việt gọi là Chính tham biện. Dinh hành chính gọi là tòa tham biện nhưng dân cũng quen gọi là tòa bố (giống như dinh quan bố chính của nhà Nguyễn cũ). Tham biện dưới quyền Thống đốc đóng ở Sài Gòn. Giúp việc Chính tham biện là hai phó tham biện; thư ký địa hạt cũng gọi là bang biện tức là secrétaire d’arrondissement. Cũng nhân thời điểm này, toàn vùng đất Nam Kỳ nói chung giảm còn 18 hạt, do giải thể và sáp nhập nhiều hạt thanh tra lại với nhau, cụ thể như sau:


Ngày 2 tháng 11 năm 1871, dời lỵ sở từ chợ Mỏ Cày về chợ Bến Tre nên hạt Mỏ Cày lại đổi tên thành hạt Bến Tre.

Ngày 18 tháng 12 năm 1871, thực dân Pháp lại tách vùng đất Cà Mau ra khỏi hạt Sóc Trăng để nhập vào hạt Rạch Giá như cũ.

Ngày 30 tháng 4 năm 1872, tách một phần đất đai của các hạt Sa Đéc, Vĩnh Long và Trà Vinh để thành lập hạt Trà Ôn, với lỵ sở đặt tại Trà Ôn, có địa bàn chiếm phần đất vùng đất huyện Phong Phú thuộc tỉnh An Giang vào thời nhà Nguyễn độc lập và sau đó từng có một thời gian ngắn thuộc về hạt thanh tra Cần Thơ.

Năm 1874, hạt Phú Quốc được thành lập, nhưng vì kinh tế không phát triển được nên một năm sau phải giải thể và sáp nhập vào hạt Hà Tiên.

Ngày 14 tháng 5 năm 1875, tách vùng đất thuộc hạt thanh tra Cái Bè cũ tồn tại trước năm 1871 ra khỏi hạt Vĩnh Long và sáp nhập vào hạt Mỹ Tho.

Ngày 5 tháng 1 năm 1876, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, gọi là circonscription administrative, mỗi khu vực lại được chia nhỏ thành các "hạt" hay "tiểu khu" (arrondissement). Ngoại trừ khu vực Sài Gòn là ở miền Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ có 3 khu vực hành chính như sau:


Ngày 23 tháng 2 năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định mới giải thể hạt Trà Ôn, đồng thời lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập hạt tham biện Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Hạt Cần Thơ thuộc khu vực Bassac (Hậu Giang).

Ngày 18 tháng 7 năm 1882, Thống đốc Nam Kỳ lập thêm một hạt (tiểu khu) mới là hạt tham biện Bạc Liêu thuộc khu vực Bassac (Ba Thắc) trên cơ sở tách vùng đất Cà Mau (gồm 3 tổng) của hạt tham biện Rạch Giá hợp với vùng đất Bạc Liêu (gồm 2 tổng) của hạt tham biện Sóc Trăng trước đó, với lỵ sở của hạt đặt tại Bạc Liêu.

Ngày 12 tháng 1 năm 1888, hạt Hà Tiên bị giải thể và cho thuộc về hạt tham biện Châu Đốc, đồng thời hạt Rạch Giá cũng bị giải thể và sáp nhập vào địa bàn hạt Long Xuyên. Đến ngày 27 tháng 12 năm 1892, hạt tham biện Hà Tiên và hạt tham biện Rạch Giá đều được phục hồi trở lại, tuy nhiên địa bàn hạt tham biện Hà Tiên lúc bấy giờ chỉ còn là vùng đất huyện Hà Châu thuộc tỉnh Hà Tiên cũ.


Sau năm 1900[sửa | sửa mã nguồn]


Bản đồ hành chính Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1906

Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tên gọi "hạt" hay "hạt tham biện" thành "tỉnh" (province) kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Đặc biệt, lúc bấy giờ tên tỉnh và tên gọi tỉnh lỵ ở các tỉnh miền Tây Nam Kỳ luôn trùng nhau, dế nhớ, rất thuận tiện trong sinh hoạt và làm việc. Như vậy ở miền Tây Nam Kỳ lúc bấy giờ có 15 tỉnh như sau: Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Ban đầu, dưới tỉnh (province) là cấp tổng (canton), dưới tổng là cấp làng (village) và dưới làng là các ấp (hemeau) trực thuộc. Ngoại trừ tên gọi các tỉnh và thêm vào đó là tên gọi các ấp có thể là tục danh chữ Nôm cũ và cũng có thể là những từ Hán Việt; còn tên gọi các tổng và các làng lúc bấy giờ đều được sử dụng bằng những mỹ từ Hán Việt cũ như trước đây. Đồng thời, chính quyền thực dân Pháp cũng cho thành lập thêm một số tổng mới và làng mới trên cơ sở chia tách từ các tổng cũ, làng cũ. Tuy nhiên, việc phân chia sắp xếp hành chính này, trong đó cấp tổng trực tiếp thuộc cấp tỉnh của chính quyền thực dân Pháp đã không mang lại nhiều thành công và hiệu quả cho họ trong chính sách cai trị thực dân và khai thác thuộc địa.

Chính vì vậy, từ đầu thập niên 1910, thực dân Pháp lập thêm cấp quận (circonscription) và cơ sở phái viên hành chính (délégation administrative), cấp hành chính trung gian giữa tỉnh và tổng; đứng đầu là viên Chủ quận (Chef de la circonscription) và vị Phái viên hành chính (Délégué administratif) tương ứng. Lúc bấy giờ, ngoại trừ tỉnh Bạc Liêu, thực dân Pháp đều thành lập quận Châu Thành (circonscription de chef-lieu) ở các tỉnh Tây Nam Kỳ. Quận Châu Thành là nơi đặt tỉnh lỵ của tỉnh đó (tỉnh lỵ chỉ thuộc địa phận một làng nhất định thuộc quận này). Riêng ở tỉnh Gò Công, thực dân Pháp lại không thành lập các quận, các tổng trực thuộc tỉnh. Ngoại trừ quận Châu Thành, tên gọi các quận khác thường được lấy theo tên gọi nơi đặt quận lỵ, có khi là tên chợ theo chữ Nôm hoặc Việt hóa tên gọi dân gian theo tiếng Khmer trước đó (chẳng hạn: Cai Lậy, Cái Bè), có khi lại lấy theo tên làng theo chữ Hán Việt (chẳng hạn: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu). Ngoài ra, cũng có một vài tổng nâng lên thành quận và lấy tên gọi cấp tổng trước đó (chẳng hạn: Phú Quốc, Mộc Hóa).

Thời Pháp thuộc, các đơn vị hành chính trực thuộc trong một tỉnh được phân chia, sắp xếp như sau: dưới tỉnh (province) là quận (circonscription), dưới quận là tổng (canton), dưới tổng là làng (village), dưới làng là ấp (hemeau). Sự phân chia, sắp xếp này được duy trì, thực hiện ở cả vùng nông thôn lẫn thành thị. Tên tỉnh và tên quận thường lấy theo tên gọi chữ Nôm, còn tên đơn vị hành chính cấp tổng, làng và ấp thường lấy theo tên gọi chữ Hán Việt.

Thực dân Pháp chủ trương tiết kiệm ngân sách nên cho đến năm 1945 đã có nhiều lần sáp nhập các làng lại với nhau, do vậy vào năm 1945 nếu so sánh với giai đoạn trước thì tổng số làng trong toàn miền Tây Nam Kỳ nói chung và trong từng tỉnh nói riêng đã giảm. Đối với trường hợp ghép tên do sáp nhập làng, người Pháp chủ trương: lấy một từ ở tên mỗi làng, khi ghép lại đặt trước hoặc sau tùy từng trường hợp, miễn nghe thuận tai là được (chẳng hạn: ba làng Thân Nhơn, Cửu Viễn và Nghĩa Hữu ở tỉnh Mỹ Tho nhập lại thành một làng Thân Cửu Nghĩa; sáu làng Tân Phú Đông, Tân Qui Đông, Tân Qui Tây, Tân Hưng, Vĩnh Phước và Hòa Khánh ở tỉnh Sa Đéc nhập lại thành một làng Tân Vĩnh Hòa...).

Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 có ba tỉnh bị giải thể và sáp nhập vào tỉnh khác như sau:


Đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, tỉnh Gò Công, Tỉnh Hà Tiên và tỉnh Sa Đéc được tái lập trở lại.

Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập các thành phố cấp III trực thuộc các tỉnh cùng tên gọi: Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá và Mỹ Tho có Ủy ban thành phố, dưới quyền một viên Thị trưởng do chủ tỉnh bổ nhiệm và có ngân sách riêng. Tuy nhiên, các đô thị này vẫn được gọi phổ biến hơn bằng danh xưng là các "thị xã".

Ngày 16 tháng 1 năm 1930, Pháp chia địa bàn thị xã Rạch Giá (trực thuộc tỉnh Rạch Giá) thành 5 khu vực để đánh thuế. Ngày 30 tháng 4 năm 1934, Pháp nâng thị xã Rạch Giá lên thành thành phố Rạch Giá và chia địa bàn thành 3 khu phố.

Ngày 22 tháng 12 năm 1932, địa bàn thị xã Bạc Liêu (trực thuộc tỉnh Bạc Liêu) được chia thành 6 khu phố, bao gồm 5 khu phố nội thị và 1 khu phố ngoại thị.

Ngày 30 tháng 11 năm 1934, chính quyền thực dân Pháp lại sắp xếp đất đai thị xã Cần Thơ (trực thuộc tỉnh Cần Thơ) thành 5 khu phố và 1 khu phố ngoại ô để thu thuế thổ trạch.

Ngày 31 tháng 1 năm 1935, Toàn quyền Đông Dương lại tiếp tục ra Nghị định thành lập thành phố Long Xuyên là thành phố cấp III trực thuộc tỉnh Long Xuyên. Tuy nhiên, sau này cũng vẫn gọi phổ biến hơn là thị xã Long Xuyên.

Ngày 16 tháng 12 năm 1938, Mỹ Tho được công nhận là thị xã hỗn hợp (còn gọi là Hiệp xã) trực thuộc tỉnh Mỹ Tho. Ngày 29 tháng 7 năm 1942, thực dân Pháp chia địa bàn Hiệp xã Mỹ Tho thành 4 khu hành chánh.


Danh sách các tỉnh miền Tây Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1930)[sửa | sửa mã nguồn]


































































Stt
Tên tỉnh
Tên tỉnh lỵ
Số quận
Tên các quận trực thuộc
1
Bạc Liêu
Bạc Liêu
5
Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Cà Mau, Giá Rai, Quảng An
2
Bến Tre
Bến Tre
4
Châu Thành, Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú
3
Cần Thơ
Cần Thơ
5
Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè
4
Châu Đốc
Châu Đốc
5
Châu Thành, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu, Hồng Ngự
5
Chợ Lớn
Chợ Lớn
4
Châu Thành, Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa
6
Gò Công
Gò Công
2
Châu Thành, Hòa Đồng
7
Hà Tiên
Hà Tiên
4
Châu Thành, Hòn Chông, Phú Quốc, Giang Thành
8
Long Xuyên
Long Xuyên
3
Châu Thành, Chợ Mới, Thốt Nốt
9
Mỹ Tho
Mỹ Tho
5
Châu Thành, Chợ Gạo, Cai Lậy, Cái Bè, An Hóa
10
Rạch Giá
Rạch Giá
5
Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Long Mỹ, Phước Long
11
Sóc Trăng
Sóc Trăng
3
Châu Thành, Kế Sách, Long Phú
12
Sa Đéc
Sa Đéc
3
Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh
13
Tân An
Tân An
4
Châu Thành, Bình Phước, Thủ Thừa, Mộc Hóa
14
Trà Vinh
Trà Vinh
5
Châu Thành, Bắc Trang, Cầu Ngang, Càng Long, Tiểu Cần
15
Vĩnh Long
Vĩnh Long
4
Châu Thành, Vũng Liêm, Chợ Lách, Tam Bình

Giai đoạn 1945-1954[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp đã dần dần chiếm lại được các tỉnh thành ở Nam Kỳ và thiết lập lại bộ máy thống trị cũ ở đây, đồng thời dựng nên các chính quyền tay sai thân Pháp như Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ và sau đó là Quốc gia Việt Nam do Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng. Chính vì vậy, trong giai đoạn 1945-1954 do có sự tồn tại song song của hai chính quyền là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính quyền tay sai do thực dân Pháp dựng nên, cho nên sự phân chia sắp xếp hành chính ở khu vực này cũng khác nhau theo hai chính quyền đối lập như trên.


Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]


Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Minh do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lãnh đạo ban đầu có thay đổi tên gọi một số tỉnh trong 14 tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, chủ yếu là đặt tên tỉnh theo tên của anh hùng dân tộc chống Pháp ở địa phương trước đây. Trong đó, tỉnh Tân An đổi tên thành tỉnh Nguyễn Trung Trực, tỉnh Gò Công đổi tên thành tỉnh Trương Công Định, tỉnh Mỹ Tho đổi tên thành tỉnh Thủ Khoa Huân, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Đồ Chiểu. Ngày 9 tháng 10 năm 1945, Hội đồng Chính phủ ra Quyết nghị các kỳ, thành phố, tỉnh và phủ, huyện trong cả nước Việt Nam vẫn giữ tên như cũ, không dùng tên danh nhân để đặt cho các đơn vị hành chính, gây trở ngại trong việc thông tin liên lạc.

Cũng từ năm 1945, danh xưng cấp hành chính "kỳ" được đổi thành "bộ". Như vậy, Nam Kỳ chính thức được đổi thành Nam Bộ cho đến nay và lúc bấy giờ được chia thành 3 khu vực nhỏ hơn: Đông Nam Bộ, Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, vùng Đồng Bằng sông Cửu Long ngày nay thuộc về 2 khu vực là Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ khi đó.

Đồng thời, cấp tổng cũng được bãi bỏ, các làng gọi là "xã". Ở khu vực Trung Kỳ và Bắc Kỳ, do chính quyền thực dân Pháp cho đến năm 1945 vẫn duy trì phân chia hành chính "phủ", "huyện", "thôn" giống như thời nhà Nguyễn độc lập và cũng không thực hiện quá trình hợp nhất các thôn làng lại với nhau nhiều lần giống như ở Nam Kỳ, cho nên sau năm 1945, chính quyền Việt Minh đã quyết định hợp nhất nhiều thôn lại với nhau để thành lập mới các xã, nghĩa là bên dưới cấp xã là các thôn trực thuộc. Tuy nhiên, còn ở khu vực Nam Kỳ nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, do chính quyền thực dân Pháp đã nhiều lần thực hiện quá trình hợp nhất các thôn làng lại với nhau, cho nên chính quyền Việt Minh đã quyết định chuyển đổi các làng cũ trở thành các "xã", bên dưới các xã vẫn gồm các ấp trực thuộc như cũ.

Ngày 15 tháng 10 năm 1945, Theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn quốc được phân chia lại thành 9 chiến khu, cũng gọi là khu. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay thuộc về Khu 8 (lúc bấy giờ thuộc về khu vực Trung Nam Bộ) và Khu 9 (lúc bấy giờ thuộc về khu vực Tây Nam Bộ):


  • Khu 8 có 5 tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc.

  • Khu 9 có 9 tỉnh: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng.

Ngày 12 tháng 9 năm 1947, theo chỉ thị số 50/CT của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), lúc bấy giờ có sự thay đổi sắp xếp hành chính của tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên, thành lập các tỉnh mới có tên là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu như sau:


  • Tỉnh Long Châu Tiền nằm ở phía bờ trái (tả ngạn) sông Hậu, hai bên sông Tiền và thuộc Khu 8

  • Tỉnh Long Châu Hậu nằm ở phía bờ phải (hữu ngạn) sông Hậu và thuộc Khu 9

Ngày 25 tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 148-SL[9] quy định các danh từ "phủ", "châu", "quận" đều được bãi bỏ. Cấp trên cấp xã và dưới cấp tỉnh thống nhất gọi là "huyện". Cũng từ năm 1948, theo các Quyết định của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, các xã là nơi đặt tỉnh lỵ của mỗi tỉnh cũng được nâng cấp thành các "thị xã" trực thuộc tỉnh (các làng này trước năm 1945 đều thuộc quận Châu Thành của tỉnh đó, ngoại trừ tỉnh Bạc Liêu không có quận Châu Thành mà là quận Vĩnh Lợi), còn quận Châu Thành được chuyển thành huyện Châu Thành. Như vậy, lúc bấy giờ tất cả các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ đều có một thị xã tỉnh lỵ trực thuộc.

Đến tháng 10 năm 1950 tỉnh Long Châu Hậu hợp nhất với tỉnh Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà và thuộc về Khu 9. Tháng 6 năm 1951, tỉnh Long Châu Tiền hợp nhất với tỉnh Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa và thuộc về Khu 8.

Ngày 27 tháng 6 năm 1951, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ đã thay đổi sắp xếp hành chính nhiều tỉnh ở miền Tây Nam Bộ như sau:


Ngày 12 tháng 10 năm 1951, theo Nghị định số 252/NB-51 của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, các Khu ở Nam Bộ đều bị giải thể, đồng thời chia Liên khu Nam Bộ ra làm hai Phân liên khu:


  • Phân liên khu Miền Đông, gồm 5 tỉnh: Gia Định Ninh, Thủ Biên, Bà Rịa - Chợ Lớn, Mỹ Tho, Long Châu Sa

  • Phân liên khu Miền Tây, gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Trà, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà

Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]


Tuy nhiên, những việc thay đổi hành chính này lại không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại lúc bấy giờ công nhận. Đến năm 1954, chính quyền Việt Minh đều khôi phục lại tất cả các tỉnh có từ năm 1945 trở về trước.

Trong giai đoạn 1945-1954, chính quyền Quốc gia Việt Nam ở Nam Kỳ lại tiến hành dời địa điểm nơi đặt quận lỵ của một số quận và đổi tên các quận này theo tên goi nơi đặt quận lỵ mới, đồng thời cũng thành lập thêm một số quận mới. Chẳng hạn, vào năm 1947, họ thành lập thêm quận Lấp Vò thuộc tỉnh Long Xuyên; thành lập thêm các quận Tân Hiệp và Vĩnh Kim thuộc tỉnh Mỹ Tho. Hoặc là do dời quận lỵ từ làng An Hóa về làng Bình Đại nên đổi tên quận An Hóa thuộc tỉnh Mỹ Tho thành quận Bình Đại.

Ngày 29 tháng 12 năm 1952, Thủ tướng chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam ban hành Nghị định số 807-Cub/MI quyết định công nhận 5 đô thị tỉnh lỵ sau ở miền Tây Nam Kỳ trở thành 5 thị xã hỗn hợp (commune mixte) trực thuộc 5 tỉnh cùng tên gọi: Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá, Mỹ Tho và Long Xuyên.


Giai đoạn 1954-1956[sửa | sửa mã nguồn]


















































































Stt
Tên tỉnh
Tên tỉnh lỵ
Tên Thị xã
Số quận
Tên các quận trực thuộc
1
Bạc Liêu
Bạc Liêu
Bạc Liêu
4
Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Cà Mau
2
Bến Tre
Bến Tre

4
Châu Thành, Mỏ Cày, Ba Tri, Thạnh Phú
3
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
5
Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè
4
Châu Đốc
Châu Đốc

5
Châu Thành, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu, Hồng Ngự
5
Chợ Lớn
Chợ Lớn

4
Gò Đen, Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước
6
Gò Công
Gò Công

2
Châu Thành, Hòa Đồng
7
Hà Tiên
Hà Tiên

4
Châu Thành, Giang Thành, Hòn Chông, Phú Quốc
8
Long Xuyên
Long Xuyên
Long Xuyên
5
Châu Thành, Núi Sập, Chợ Mới, Thốt Nốt, Lấp Vò
9
Mỹ Tho
Mỹ Tho
Mỹ Tho
5
Châu Thành, Chợ Gạo, Cai Lậy, Cái Bè, Bình Đại
10
Rạch Giá
Rạch Giá
Rạch Giá
4
Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp
11
Sóc Trăng
Sóc Trăng

9
Châu Thành, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Long Mỹ, Bãi Xàu, Bố Thảo, Lịch Hội Thượng, An Phước
12
Sa Đéc
Sa Đéc

3
Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh
13
Tân An
Tân An

4
Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa, Mộc Hóa
14
Trà Vinh
Trà Vinh

5
Châu Thành, Trà Cú, Tiểu Cần, Càng Long, Cầu Ngang
15
Vĩnh Long
Vĩnh Long

5
Châu Thành, Vũng Liêm, Chợ Lách, Tam Bình, Cái Nhum

Giai đoạn 1956-1975[sửa | sửa mã nguồn]


Chính quyền Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]


Thời Việt Nam Cộng hòa (1954-1975), khu vực miền Tây Nam Bộ được gọi là Tây Nam Phần. Sau năm 1956, các "làng" gọi là "xã". Các đơn vị hành chính trực thuộc trong một tỉnh được phân chia, sắp xếp như sau: dưới "tỉnh" là "quận", dưới "quận" là "tổng", dưới "tổng" là "xã", dưới "xã" là "ấp". Sự phân chia, sắp xếp này được duy trì, thực hiện ở cả vùng nông thôn lẫn thành thị. Từ năm 1962, chính quyền bỏ dần, đến năm 1965 thì bỏ hẳn cấp "tổng", các "xã" trực tiếp thuộc các "quận".

Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tất cả các tỉnh đã có từ thời Pháp thuộc ở miền Tây Nam Phần.

Ngày 17 tháng 2 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đồng loạt ban hành các Sắc lệnh về việc thành lập các tỉnh mới ở miền Tây Nam Phần có tên như sau: Tam Cần, Phong Thạnh, Mộc Hóa.


Đến ngày 9 tháng 3 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại ban hành Sắc lệnh số 32-NV cho thành lập thêm tỉnh Cà Mau, trên cơ sở tách đất từ tỉnh Bạc Liêu trước đó. Tỉnh lỵ đặt tại Cà Mau.

Ngày 28 tháng 8 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Dụ số 50 về việc bãi bỏ quy chế thị xã. Theo quyết định này, bãi bỏ Dụ số 13 ban hành ngày 30 tháng 5 năm 1954 về quy chế thị xã. Những thị xã hiện đặt dưởi quy chế trên, từ nay sẽ theo chế độ thôn xã, và được quản tri bởi một ủy ban hành chính do tỉnh trường bồ nhiệm. Theo đó, tiến hành giải thể các thị xã hỗn hợp là Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá, Mỹ Tho và Long Xuyên vốn được lập nên trước đó.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 143-NV để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh, riêng ở miền Tây Nam Phần bao gồm 11 tỉnh có tên như sau: An Xuyên, Ba Xuyên, An Giang, Kiên Giang, Phong Dinh, Vĩnh Long, Kiến Hòa, Vĩnh Bình, Kiến Phong, Kiến Tường, Định Tường. Các tỉnh mới này được thành lập trên cơ sở đổi tên tỉnh hoặc do hợp nhất 2 tỉnh lại với nhau, cụ thể như sau:


Tên các tỉnh lỵ lúc bấy giờ cũng bị thay đổi như sau:


  • Bến Tre đổi tên thành Trúc Giang (tỉnh lỵ tỉnh Kiến Hòa)

  • Trà Vinh đổi tên thành Phú Vinh (tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Bình)

  • Sóc Trăng đổi tên thành Khánh Hưng (tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên)

  • Cà Mau đổi tên thành Quản Long (tỉnh lỵ tỉnh An Xuyên)

Riêng tên các tỉnh lỵ sau đây thì vẫn được giữ nguyên và không bị thay đổi: Mỹ Tho (tỉnh lỵ tỉnh Định Tường), Cần Thơ (tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh), Rạch Giá (tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang), Long Xuyên (tỉnh lỵ tỉnh An Giang), Tân An (tỉnh lỵ tỉnh Long An), Mộc Hóa (tỉnh lỵ tỉnh Kiến Tường), Vĩnh Long (tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Long), Cao Lãnh (tỉnh lỵ tỉnh Kiến Phong).

Ngày 24 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh phân chia lại địa giới các quân khu, theo đó thành lập mới Đệ ngũ Quân khu, gồm có 13 tỉnh: Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, An Xuyên và Côn Sơn.


Danh sách các tỉnh miền Tây Nam Phần (VNCH 1957)[sửa | sửa mã nguồn]



































































Stt
Tên tỉnh
Tên tỉnh lỵ
Số quận
Tên các quận trực thuộc
Tên tỉnh cũ
(1956)
1
An Giang
Long Xuyên
8
Châu Thành, Núi Sập, Chợ Mới, Thốt Nốt, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu
Long Xuyên
Châu Đốc
2
An Xuyên
Quản Long
6
Quản Long, Thới Bình, Sông Ông Đốc, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn
Cà Mau
3
Ba Xuyên
Khánh Hưng
8
Châu Thành, Bố Thảo, Thạnh Trị, Long Phú, Lịch Hội Thượng, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Phước Long
Sóc Trăng
Bạc Liêu
4
Định Tường
Mỹ Tho
7
Châu Thành, Chợ Gạo, Bến Tranh, Cai Lậy, Cái Bè, Gò Công, Hòa Đồng
Mỹ Tho
Gò Công
5
Kiên Giang
Rạch Giá
6
Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên An, Kiên Bình, Hà Tiên, Phú Quốc
Rạch Giá
Hà Tiên
6
Kiến Hòa
Trúc Giang
7
Trúc Giang, Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm, Hàm Long, Mỏ Cày, Thạnh Phú
Bến Tre
7
Kiến Phong
Cao Lãnh
4
Cao Lãnh, Mỹ An, Thanh Bình, Hồng Ngự
Phong Thạnh
8
Kiến Tường
Mộc Hóa
3
Châu Thành, Ấp Bắc, Tuyên Bình
Mộc Hóa
9
Long An
Tân An
7
Bình Phước, Thủ Thừa, Tân Trụ, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa
Chợ Lớn
Tân An
10
Phong Dinh
Cần Thơ
5
Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Kế Sách
Cần Thơ
11
Vĩnh Bình
Phú Vinh
9
Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Long Toàn, Tiểu Cần, Trà Cú, Trà Ôn, Vũng Liêm
Trà Vinh
12
Vĩnh Long
Vĩnh Long
6
Châu Thành, Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Sa Đéc, Lấp Vò
Vĩnh Long
Sa Đéc

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính phủ VNCH quyết định hợp 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn thành tỉnh Long An.

Ngày 5 tháng 4 năm 1959, thiết lập tòa đại biểu chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại tây nam Nam Phần, bao gồm các tỉnh: An Xuyên, Long An, Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, Kiến Hòa, Vĩnh Bình, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên. Trụ sở đặt tại Cần Thơ

Ngày 16 tháng 4 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hoà ký sắc lệnh phân chia lại địa giới một số quân khu, theo đó Đệ ngũ Quân khu gồm có 12 tỉnh: Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, An Xuyên và Côn Sơn. Riêng Quân khu Thủ đô gồm có: Thủ đô Sài Gòn, tỉnh Gia Định, tỉnh Long An.

Ngày 21 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh số 244-NV cho thành lập thêm tỉnh Chương Thiện trên cơ sở tách một phần đất đai từ các tỉnh Phong Dinh (các quận Đức Long và Long Mỹ), Kiên Giang (các quận Kiên Long và Kiên Hưng) và Ba Xuyên (quận Phước Long). Tỉnh lỵ có tên là Vị Thanh.

Ngày 1 tháng 6 năm 1961, Quân khu Thủ đô đổi thành Biệt khu Thủ đô gồ có Đô thành Sài Gòn, thỉnh Gia Định và Đặc khu Côn Sơn, tiểu khu Long An chuyển sang trực thuộc Quân khu 3, do đó tỉnh Long An thuộc về khu vực miền Đông Nam Phần.

Ngày 15 tháng 10 năm 1963, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm lại ban hành Sắc lệnh số 124-NV thành lập tỉnh Hậu Nghĩa từ phần đất tách ra của các tỉnh Long An (các quận Đức Hòa và Đức Huệ), Bình Dương (quận Củ Chi) và Tây Ninh (quận Trảng Bàng). Tỉnh lỵ đặt tại Bàu Trai, nhưng lúc này lại có tên gọi mới là Khiêm Cường.

Ngày 1 tháng 11 năm 1963, chính quyền Đệ nhất Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa bị lật đổ, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Chính phủ mới của Việt Nam Cộng hòa được thành lập, tiến hành chia tách và trả lại tên gọi cho một vài tỉnh vốn đã bị giải thể và sáp nhập vào các tỉnh khác trước đây, cụ thể như sau:


Ngày 9 tháng 12 năm 1965, Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp chính quyền Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Cao Kỳ đã ký ban hành Nghị định phân chia Nam Việt Nam thành 4 vùng chiến thuật, Quân khu Thủ đô và Đặc khu Rừng Sác. Theo đó, Vùng 4 Chiến thuật, gồm có 15 tỉnh: Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Kiến Hòa, Kiến Phong, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Đốc, An Giang, Kiên Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Bạc Liêu, Ba Xuyên, An Xuyên. Tháng 7 năm 1970, các "Vùng chiến thuật" được đổi tên trở lại thành các "Quân khu", trong đó có Quân khu 4 với Bộ chỉ huy đặt ở Cần Thơ.

Thời Việt Nam Cộng hòa, tên gọi quận Châu Thành ở một số tỉnh miền Tây Nam Phần bị thay đổi thành tên gọi quận khác như sau:


  • Quận Châu Thành ở tỉnh Gò Công bị giải thể, chia ra thành 2 quận là Hòa Lạc và Hòa Tân;

  • Quận Châu Thành ở tỉnh Kiến Hòa (tỉnh Bến Tre cũ) bị đổi tên thành quận Trúc Giang (sau khi đã tách ra và thành lập quận Hàm Long);

  • Quận Châu Thành ở tỉnh Sa Đéc bị đổi tên thành quận Đức Thịnh (sau khi đã tách ra và thành lập quận Đức Tôn);

  • Quận Châu Thành ở tỉnh Châu Đốc bị đổi tên thành quận Châu Phú (sau khi đã tách ra và thành lập quận An Phú);

  • Quận Châu Thành ở tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá cũ) bị đổi tên thành quận Kiên Thành (sau khi đã tách ra và thành lập quận Kiên Tân);

  • Quận Châu Thành ở tỉnh Ba Xuyên (tỉnh Sóc Trăng cũ) bị đổi tên thành quận Mỹ Xuyên (sau khi đã tách ra và thành lập quận Thuận Hòa);

  • Quận Châu Thành ở tỉnh An Xuyên (tỉnh Cà Mau cũ) bị đổi tên thành quận Quản Long.

Ngày 24 tháng 9 năm 1966, chính phủ VNCH quyết định tái lập tỉnh Sa Đéc tách ra từ tỉnh Vĩnh Long. Tính đến thời điểm này miền Tây Nam Phần có tất cả là 16 tỉnh.


Danh sách các tỉnh miền Tây Nam Phần (1975)[sửa | sửa mã nguồn]






































































Stt
Tên tỉnh
Tên tỉnh lỵ
Số quận
Tên các quận trực thuộc
1
An Giang
Long Xuyên
4
Châu Thành, Huệ Đức, Chợ Mới, Thốt Nốt
2
An Xuyên
Quản Long
6
Quản Long, Thới Bình, Sông Ông Đốc, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn
3
Ba Xuyên
Khánh Hưng
8
Mỹ Xuyên, Thuận Hòa, Kế Sách, Thạnh Trị, Ngã Năm, Long Phú, Lịch Hội Thượng, Hòa Tú
4
Bạc Liêu
Vĩnh Lợi
4
Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long
5
Châu Đốc
Châu Phú
5
Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu, An Phú
6
Chương Thiện
Vị Thanh
5
Đức Long, Long Mỹ, Kiên Long, Kiên Hưng, Kiến Thiện
7
Định Tường
Mỹ Tho
8
Châu Thành, Chợ Gạo, Bến Tranh, Sầm Giang, Cai Lậy, Cái Bè, Giáo Đức, Hậu Mỹ
8
Gò Công
Gò Công
4
Hòa Đồng, Hòa Lạc, Hòa Tân, Hòa Bình
9
Kiên Giang
Rạch Giá
8
Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên An, Kiên Lương, Kiên Bình, Hiếu Lễ, Hà Tiên, Phú Quốc
10
Kiến Hòa
Trúc Giang
10
Trúc Giang, Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Hương Mỹ, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Phước Hưng
11
Kiến Phong
Cao Lãnh
6
Cao Lãnh, Kiến Văn, Mỹ An, Thanh Bình, Đồng Tiến, Hồng Ngự
12
Kiến Tường
Mộc Hóa
4
Châu Thành, Kiến Bình, Tuyên Bình, Tuyên Nhơn
13
Phong Dinh
Cần Thơ
7
Châu Thành, Phong Phú, Phụng Hiệp, Thuận Nhơn, Thuận Trung, Phong Điền, Phong Thuận
14
Sa Đéc
Sa Đéc
4
Đức Thịnh, Đức Thạnh, Đức Tôn, Lấp Vò
15
Vĩnh Bình
Phú Vinh
7
Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Long Toàn, Tiểu Cần, Trà Cú
16
Vĩnh Long
Vĩnh Long
7
Châu Thành, Minh Đức, Vũng Liêm, Chợ Lách, Tam Bình, Trà Ôn, Bình Minh

Năm 1970, Thủ tướng chính quyền Việt Nam Cộng hòa là ông Trần Thiện Khiêm đã ban hành các Sắc lệnh cho cải biến và tái lập lập ở miền Tây Nam Phần 3 thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, tương đương cấp tỉnh lúc bấy giờ là thị xã Mỹ Tho, thị xã Cần Thơ và thị xã Rạch Giá. Cụ thể như sau:


  • Ngày 30 tháng 9: ban hành Sắc lệnh số 114-SL/NV cải biến xã Điều Hòa thuộc quận Châu Thành, tỉnh Định Tường thành "thị xã Mỹ Tho"

  • Ngày 30 tháng 9: ban hành Sắc lệnh số 115-SL/NV cải biến xã Tân An và các phần đất phụ cận (bao gồm xã Thuận Đức, ấp Lợi Nguyên thuộc xã An Bình và ấp Bình Nhựt thuộc xã Long Tuyền) thuộc quận Châu Thành, tỉnh Phong Dinh thành "thị xã Cần Thơ".

  • Ngày 20 tháng 11: ban hành Sắc lệnh số 144-SL/NV cải biến hai xã Vĩnh Thanh Vân và An Hòa thuộc quận Kiên Thành, tỉnh Kiên Giang thành "thị xã Rạch Giá"

Ngày 7 tháng 6 năm 1971, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 585-NĐ/NV thành lập tại thị xã Cần Thơ 2 quận lấy tên là quận 1 (quận Nhứt) và quận 2 (quận Nhì). Địa phận của 2 quận này được phân chia thành 8 khu phố trực thuộc. Trong đó quận 1 (quận Nhứt) có 5 khu phố: An Lạc, An Cư, An Nghiệp, An Hòa, An Thới và quận 2 (quận Nhì) có 3 khu phố: Hưng Lợi, Hưng Phú, Hưng Thạnh.

Ngày 7 tháng 6 năm 1971, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng ban hành Nghị định chia địa phận thị xã Rạch Giá thành 6 khu phố trực thuộc: Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Hiệp, An Hoà, Phó Cơ Điều.

Ngày 10 tháng 6 năm 1971, Tổng trưởng Nội vụ chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 493-BNV/HCĐP/26/ĐT/NĐ chia địa phận thị xã Mỹ Tho thành 6 khu phố trực thuộc: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Ngày 22 tháng 8 năm 1972, Tổng trưởng Nội vụ chính quyền Việt Nam Cộng hòa lạo ban hành Nghị định số 553BNV/HCĐP/NÐ, đối các danh xưng khu phố của thị xă thành "phường".






















Stt
Tên thị xã
Dân số
(1974)
Số quận
Đơn vị hành chính trực thuộc
Chú thích
1
Cần Thơ
182.424
2
8 phường: An Lạc, An Cư, An Nghiệp, An Hòa, An Thới, Hưng Lợi, Hưng Phú, Hưng Thạnh
Thị xã tự trị kiêm tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh
2
Mỹ Tho
119.892
1
6 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Thị xã tự trị kiêm tỉnh lỵ tỉnh Định Tường
3
Rạch Giá
99.933
1
6 phường: Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Hiệp, An Hoà, Phó Cơ Điều
Thị xã tự trị kiêm tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang

Chính quyền Cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]


Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hầu như không công nhận tên gọi các tỉnh mới ở miền Tây lúc bấy giờ, mà thay vào đó vẫn sử dụng các tên gọi tỉnh cũ trước đây. Riêng tên gọi các tỉnh Long An, An Giang, Kiến Phong và Kiến Tường thì vẫn được chính quyền Cách mạng sử dụng. Cụ thể như sau:


Năm 1957, địa bàn miền Tây Nam Bộ tương ứng với Khu 8 và Khu 9, bao gồm 12 tỉnh: Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng, Cà Mau.


Danh sách các tỉnh thuộc khu 8 và 9 năm 1970[sửa | sửa mã nguồn]








































































Stt
Tên tỉnh
phía Cách mạng
Thị xã
trực thuộc
Huyện trực thuộc
Thuộc khu
Tên tỉnh
phía VNCH
1
An Giang
Long Xuyên
Châu Đốc
Châu Thành, Huệ Đức, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu, An Phú, Phú Tân
8
An Giang
Châu Đốc
2
Cà Mau
Cà Mau
Châu Thành, Thới Bình, Giá Rai, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Duyên Hải
9
An Xuyên
3
Sóc Trăng
Sóc Trăng
Bạc Liêu
Châu Thành, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Long Phú, Lịch Hội Thượng, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi, Hồng Dân
9
Ba Xuyên
Bạc Liêu
4
Mỹ Tho
Mỹ Tho
Châu Thành Bắc, Châu Thành Nam, Chợ Gạo, Cai Lậy, Cái Bè
8
Định Tường
5
Gò Công
Gò Công
Gò Công Đông, Gò Công Tây
8
Gò Công
6
Rạch Giá
Rạch Giá
Châu Thành A, Châu Thành B, Tân Hiệp, An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, Giồng Riềng, Hà Tiên, Phú Quốc
9
Kiên Giang
Chương Thiện
7
Bến Tre
Bến Tre
Châu Thành Đông, Châu Thành Tây, Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Chợ Lách
8
Kiến Hòa
8
Long An
Tân An
Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa và Đức Huệ
8
Long An
Hậu Nghĩa
9
Kiến Phong
Cao Lãnh
Cao Lãnh, Kiến Văn, Mỹ An, Chợ Mới, Thanh Bình, Tam Nông, Hồng Ngự
8
Kiến Phong
10
Kiến Tường

Vùng 2, Vùng 4, Vùng 6, Vùng 8
8
Kiến Tường
11
Cần Thơ
Cần Thơ
Vị Thanh
Châu Thành A, Châu Thành B, Ô Môn, Thốt Nốt, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Kế Sách
9
Phong Dinh
Chương Thiện
12
Trà Vinh
Trà Vinh
Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú
9
Vĩnh Bình
13
Vĩnh Long
Vĩnh Long
Sa Đéc
Châu Thành, Cái Nhum, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, Bình Minh, Sa Đéc, Lấp Vò
9
Vĩnh Long
Sa Đéc

Tháng 8 năm 1968, tái lập tỉnh Gò Công trên cơ sở tách ra từ tỉnh Mỹ Tho. Năm 1971, thành lập tỉnh Châu Hà trên cơ sở tách đất từ tỉnh An Giang và tỉnh Rạch Giá. Tháng 11 năm 1973, tái lập tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tách ra từ tỉnh Sóc Trăng.

Tháng 5 năm 1974, giải thể các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong để tái lập các tỉnh có tên là Long Châu Hà, Long Châu Tiền và Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc lúc này cũng nhận lại phần đất đã bị sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long từ năm 1957.

Năm 1967, Trung ương Cục miền Nam quyết định tách thị xã Mỹ Tho ra khỏi tỉnh Mỹ Tho để thành lập thành phố Mỹ Tho trực thuộc Khu 8. Năm 1969, tách thị xã Cần Thơ ra khỏi tỉnh Cần Thơ để giao cho Khu 9 quản lý. Đến năm 1972, nâng thị xã Cần Thơ lên trở thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Khu 9.


Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì tên gọi các tỉnh trực thuộc Khu 8 và Khu 9 như cũ cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" ("quận" và "phường" dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).

Vào thời điểm này, Khu 8 và Khu 9 ở miền Tây Nam Bộ có các tỉnh, thành phố trực thuộc như sau:


  • Thành phố Mỹ Tho, thành phố Cần Thơ

  • 15 tỉnh: Long An, Kiến Tường, Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Long Châu Tiền, Long Châu Hà, Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, các tỉnh hợp lại sẽ đề nghị Nhà nước quyết định tên và tỉnh lỵ của tỉnh mới. Lúc này, các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ ban đầu dự kiến sẽ hợp nhất lại như sau:


  • Tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và hai huyện Vĩnh Thuận, An Biên của tỉnh Rạch Giá (trừ hai xã Tây Yên và Đông Yên)

  • Tỉnh Long Châu Hà, tỉnh Rạch Giá và huyện Thốt Nốt của tỉnh Cần Thơ

  • Tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh và thành phố Cần Thơ

  • Tỉnh Long Châu Tiền, tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Tường

  • Tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công, tỉnh Long An, tỉnh Bến Tre và thành phố Mỹ Tho

Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế. Theo đó hợp nhất các tỉnh sau đây thành những tỉnh mới:


Từ năm 1976 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]


Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định về việc giải thể Khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam. Các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ lúc này được hợp nhất như sau:


Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT[11] về việc đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải. Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 170-HĐBT[12] về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau. Từ đó, tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải đặt tại thị xã Cà Mau cho đến cuối năm 1996.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc chia lại một số tỉnh trong cả nước nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng, cụ thể như sau:


Ngày 29 tháng 4 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 36-CP[13] về việc di chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Tháp từ thị xã Sa Đéc về thị xã Cao Lãnh.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam lại ban hành Nghị quyết về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu:


Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11[14] về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang đặt tại thị xã Vị Thanh.


Danh sách các tỉnh miền Tây Nam Bộ năm 1998[15][sửa | sửa mã nguồn]


















































































Stt
Tên tỉnh
Tỉnh lỵ
Thành phố
Thị xã
Huyện
Tên Tỉnh cũ
(trước 1976)
1
An Giang
Long Xuyên

Long Xuyên
Châu Đốc
Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới.
An Giang
2
Cà Mau
Cà Mau

Cà Mau
Thới Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Cái Nước, Đầm Dơi
Cà Mau
3
Bạc Liêu
Bạc Liêu

Bạc Liêu
Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân
Bạc Liêu
4
Sóc Trăng
Sóc Trăng

Sóc Trăng
Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Long Phú, Kế Sách
Sóc Trăng
5
Tiền Giang
Mỹ Tho
Mỹ Tho
Gò Công
Châu Thành, Chợ Gạo, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, Gò Công Đông, Gò Công Tây
Mỹ Tho
6
Kiên Giang
Rạch Giá

Rạch Giá
Châu Thành, Tân Hiệp, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Gò Quao, Giồng Riềng, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Hải
Rạch Giá
7
Bến Tre
Bến Tre

Bến Tre
Châu Thành, Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Chợ Lách
Bến Tre
8
Long An
Tân An

Tân An
Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng
Long An
Kiến Tường
9
Đồng Tháp
Cao Lãnh

Cao Lãnh
Sa Đéc
Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò, Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Hồng Ngự, Tân Hồng
Sa Đéc
Kiến Phong
10
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ

Châu Thành, Ô Môn, Thốt Nốt, Phụng Hiệp, Vị Thanh, Long Mỹ
Cần Thơ
11
Trà Vinh
Trà Vinh

Trà Vinh
Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú
Trà Vinh
12
Vĩnh Long
Vĩnh Long

Vĩnh Long
Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, Bình Minh
Vĩnh Long

Các tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long[sửa | sửa mã nguồn]


Các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam.[16][17]


























































































































































Stt
Tên tỉnh
Tỉnh lỵ[18]Thành phố
Thị xã
Quận
Huyện
Dân số
(người)
Diện tích
(km2)
Mật độ
dân số
(người/km2
Biển số xe
Mã vùng ĐT
1
Cần Thơ
Quận
Ninh Kiều


5
4
1.450.000
1.439,2
1007
65
0292
2
An Giang
Long Xuyên
2
1

8
2.155.300
3.536,7
609
67
0296
3
Bạc Liêu
Bạc Liêu
1
1

5
955.851
2.570
350
94
0291
4
Bến Tre
Bến Tre
1


8
1.262.200
2.359,8
535
71
0275
5
Long An
Tân An
1
1

13
1.490.600
4.491,9
332
62
0272
6
Cà Mau
Cà Mau
1


8
1.219.000
5.294,9
230
69
0290
7
Sóc Trăng
Sóc Trăng
1
2

8
1.308.300
3.311,6
395
83
0299
8
Hậu Giang
Vị Thanh
1
2

5
773.800
1.602,4
483
95
0293
9
Trà Vinh
Trà Vinh
1
1

7
1.012.600
2.341,2
432
84
0294
10
Đồng Tháp
Cao Lãnh
2
1

9
1.680.300
3.378,8
497
66
0277
11
Vĩnh Long
Vĩnh Long
1
1

6
1.092.730
1.475
740
64
0270
12
Kiên Giang
Rạch Giá
2


13
1.738.800
6.348,5
273
68
0297
13
Tiền Giang
Mỹ Tho
1
2

8
1.703.400
2.508,6
679
63
0273

Hiện tại, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tụ nhiên là 4,661 triệu ha (Tỷ lệ 12,25% so với Tổng diện tích cả nước) với dân số gần 18 triệu người (Tỷ lệ 18,5% so với tổng dân số cả nước), bình quân 440 người trên 1 cây số vuông.

Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn trước đây là thị xã tỉnh lỵ của một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đều đã trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương từ đầu năm 2004). Trong đó, tỉnh An Giang có hai thành phố là Long Xuyên và Châu Đốc, tỉnh Đồng Tháp có hai thành phố là Cao Lãnh và Sa Đéc, tỉnh Kiên Giang có hai thành phố là Rạch Giá và Hà Tiên.

Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1976 cho đến năm 1999, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hai thành phố (lúc bấy giờ đều là thành phố trực thuộc tỉnh) là Cần Thơ và Mỹ Tho. Từ năm 1999 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.

Các thành phố lập trước năm 1975:


Các thành phố lập từ năm 1999 đến nay:


Hiện nay, ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 2 đô thị loại I: thành phố Cần Thơ (trực thuộc Trung ương), thành phố Mỹ Tho (thuộc tỉnh Tiền Giang). Các thành phố là đô thị loại II: thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc (thuộc tỉnh An Giang), thành phố Rạch Giá (thuộc tỉnh Kiên Giang), thành phố Cà Mau (thuộc tỉnh Cà Mau), thành phố Bạc Liêu (thuộc tỉnh Bạc Liêu), thành phố Trà Vinh (thuộc tỉnh Trà Vinh), thành phố Sa Đéc (thuộc tỉnh Đồng Tháp). Các thành phố còn lại hiện nay đều là các đô thị loại III trực thuộc tỉnh.



Dân cư ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đa số là người Kinh. Khu vực này trước đây từng là một phần của Đế quốc Khmer, do đó là vùng tập trung người Khmer nhiều nhất bên ngoài nước Campuchia. Người Khmer sống chủ yếu ở Trà Vinh, Sóc Trăng và người Chăm theo đạo Hồi sống ở Tân Châu, An Giang. Một lượng trung bình người Hoa sống ở Kiên Giang và Trà Vinh. Dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 17,33 triệu người vào năm 2011.[31]

Dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm trong những năm gần đây, chủ yếu do di cư đi nơi khác. Dân số vùng tăng 471.600 người từ năm 2005 đến 2011, trong khi đó 166.400 người di cư chỉ trong năm 2011. Tương tự như vùng duyên hải miền Trung, đây là một trong những nơi tăng dân số chậm nhất nước. Tỷ lệ tăng dân số trong khoảng 0,3% đến 0,5% từ năm 2008 đến 2011, trong khi đó tỷ lệ tăng dân số vùng Đông Nam Bộ lân cận là 2%.[31] Tỷ lệ tăng dân số cơ học trong vùng là âm trong những năm này. Tỷ lệ sinh của vùng cũng khá thấp, ở mức 1,8 trẻ em trên mỗi người phụ nữ vào năm 2010 và 2011, giảm từ 2,0 năm 2005.[31]



Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ không gian, tháng 2 năm 1996

Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ thì biến đổi khí hậu và hiện tượng hâm nóng toàn cầu sẽ làm mực nước biển dâng lên. Nếu dâng một mét thì 20% đồng bằng châu thổ sẽ bị đe dọa. Dâng hai mét diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị xóa còn phân nửa, ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống 15 triệu dân.[3]

Năm 2016, Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất trong vòng 100 năm, gây thiệt hại hơn 160.000ha lúa, tương đương 800.000 tấn lúa bị mất trắng, với mỗi gia đình có diện tích sản xuất khoảng 0,5ha, thì xâm nhập mặn đã làm khoảng 300.000 hộ gia đình (khoảng 1,5 triệu người) trong những tháng qua không có thu nhập. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất là Kiên Giang (hơn 54.000 ha), Cà Mau (gần 50.000 ha), Bến Tre (gần 14.000 ha), Bạc Liêu (gần 12.000 ha)... Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phải công bố tình trạng thiên tai đặc biệt nghiêm trọng.[32] Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà, ngoài những nguyên nhân như mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm, nguyên nhân chính là các vấn đề ở thượng nguồn dòng chảy. Theo Bộ Tài nguyên - môi trường, các hồ chứa trên dòng chính ở phía Trung Quốc có dung tích khoảng 23 tỉ m3, các hồ chứa trên những sông nhánh khoảng 20 tỉ m3. Tổng dung tích này tác động rất lớn đến việc điều tiết nước và lưu lượng dòng chảy về phía hạ lưu. Trong dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, nhu cầu năng lượng giảm nên họ tích nước, do vậy vào thời điểm này lượng nước giảm đáng kể, sau đó dòng chảy tăng lên (khi các hồ xả nước để chạy thủy điện). “Tôi khẳng định đây là nguyên nhân cơ bản” - ông Hà nói.[33]



Tài nguyên[sửa | sửa mã nguồn]


Đồng bằng sông Cửu Long không giàu khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu là than bùn và đá vôi. Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi....

Tài nguyên rừng cũng giữ những vai trò quan trọng, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển lớn nhất Việt Nam, trong đó hệ thống rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, bên cạnh đó là những cánh rừng tràm ở U Minh Cà Mau, Đồng Tháp với một hệ thống sinh học vô cùng đa dạng.


Nông nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Phong cảnh làng quê tại vùng đồng bằng sông Cửu Long với mái nhà rơm làm chuồng bò
Cau được trồng bên đường ở phường Thường Thạnh, thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ


Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.[34] Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 2,3 lần so với lương thực trung bình cả nước. Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước. Ngoài ra cây ăn quả còn là đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao

Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nuôi nhiều ở Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng.


Thủy sản[sửa | sửa mã nguồn]


Sản lượng thủy sản chiếm 50% cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và An Giang. Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất, 239.219 tấn thủy sản (năm 2000). An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng với sản lượng 80.000 tấn thủy sản (năm 2000). Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đang phát triển mạnh, theo quy mô công nghiệp.


Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]


Ngành công nghiệp phát triển rất thấp, chủ yếu là ngành chế biến lượng thực. Cần Thơ là trung tâm công nghiệp của cả vùng bao gồm các ngành nhiệt điện, chế biến lương thực, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt may và vật liệu xây dựng.


Dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]


Chèo thuyền trên sông

Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy và du lịch. Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước. Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất.

Du lịch biển chủ yếu ở Kiên Giang với thắng cảnh đẹp ở Hà Tiên, Phú Quốc. Du lịch tâm linh với nhiều chùa đẹp ở Châu Đốc, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, khám phá các cù lao. Du lịch bền vững bước đầu hình thành với sự thành công của khu nghỉ dưỡng bền vững Mekong Lodge tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác như Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau, Đồng Tháp. Tuy nhiên chất lượng và sức cạnh tranh của các khu du lịch không đồng đều và còn nhiều hạn chế.


Vùng đô thị Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long[sửa | sửa mã nguồn]


Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các thành phố: Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009 bằng Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009.[35]

Theo Quyết định này, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.



Mạng lưới đường bộ từng bước được quy hoạch, nâng cấp, xây mới theo dạng "ô bàn cờ", bao gồm các trục dọc, ngang và hệ thống đường vành đai liên kết với nhau một cách hợp lý. Nhiều trục quốc lộ đã và đang được nâng cấp, xây mới, trong đó đáng kể có dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn Trung Lương - Cần Thơ; xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương; tuyến đường nam sông Hậu, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp... Nhiều cầu lớn vượt sông trên quốc lộ 1A đã được đầu tư, xây mới như cầu Mỹ Thuận vượt sông Tiền, cầu Cần Thơ vượt sông Hậu, cầu Rạch Miễu nối Tiền Giang với đất dừa Bến Tre,... Những cây cầu này xóa đi cảnh chen chúc lộn xộn, mất thời  gian, thiếu an toàn tại các bến phà vốn tồn tại hàng thế kỷ nay, đồng thời trở thành điểm tham quan thu hút khách du lịch bởi quy mô và kiến trúc đẹp, hiện đại. Ðến nay những "anh hai lúa" có thể thỏa mãn ước mơ được đi trên những máy bay hiện đại, ngắm nhìn những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Ðó cũng là nhờ việc quan tâm đầu tư, quy hoạch  các sân bay trong vùng trên nguyên tắc bảo đảm kết nối vùng với các sân bay quốc tế và phân bố đều trong khu vực, nhất là các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với việc nâng cấp một số hạng mục các cảng hàng không Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc,... sân bay quốc tế Cần Thơ đã hoàn thành với sức chứa 2,5 triệu hành khách/năm và có thể khai thác được các loại máy bay lớn như B747, B777. Hiện Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc mới giai đoạn I đang được thi công, sau khi hoàn thành sẽ thuận lợi hơn cho người dân trên đảo gần với đất liền và thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến với đảo xa. Cùng với đường bộ, đường hàng không, hệ thống đường sông Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang được đầu tư nâng cấp một cách đáng kể, nhất là các tuyến sông chính, kết hợp với hệ thống đường thủy do các địa phương quản lý đã góp phần nâng cao khả năng kết nối khu vực với các cảng sông, biển. Từ TP Hồ Chí Minh, bằng phương tiện thủy, hàng hóa và hành khách có thể đi qua Ðồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đến Hà Tiên, Cà Mau... Nông sản hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đến nhanh hơn với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.[36]

Cầu Cần Thơ là cầu dây văng bắt ngang qua sông Hậu, được hoàn thành vào ngày 12 tháng 4 năm 2010. Trước đó 3 năm, một tai nạn lúc xây dựng làm 55 người chết và làm bị thương hơn 100 người. Cầu được xây dựng để thay thế cho phà và kết nối quốc lộ 1A. Cầu Cần Thơ bắt ngang qua tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Chi phí xây dựng ước tính là 4.842 tỷ đồng (khoảng 342,6 triệu đô la Mỹ), và là cây cầu đắt nhất Việt Nam lúc mới hoàn thành.[37]

Ban Quản lý các Dự án đường thủy nội địa phía Nam đã tổ chức họp sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện “Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long” (Dự án WB 5) giai đoạn 1.

Dự án WB 5 sử dụng vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB), vốn viện trợ của Chính phủ Australia ủy thác qua WB và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam với tổng nguồn vốn 312,02 triệu USD.

Khởi công năm 2007, đến nay dự án đã giải ngân 165 triệu USD (chiếm 53% tổng vốn đầu tư), cơ bản hoàn thành bốn gói thầu xây lắp trên Quốc lộ 53, 54; hoàn thành nạo vét 63 km trong 253 km kênh cấp 3.

Hiện 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thi công 32 công trình giao thông do địa phương quản lý; trong đó các công trình thuộc bảy tỉnh An Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long đã hoàn thành. Các công trình, hạng mục còn lại đang trong giai đoạn hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật hoặc đang thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016.

Dự án WB 5 giai đoạn 1 được chia làm bốn hợp phần. Hợp phần A: nâng cấp, cải tạo các tuyến Quốc lộ 53, 54, 91 đạt tiêu chuẩn cấp 2, cấp 3 và cấp 4 đồng bằng (tổng chiều dài 98 km); xây dựng lại mặt đường bằng hai lớp bêtông nhựa nóng trên lớp móng cấp phối đá dăm; thay thế các cầu trên tuyến bằng cầu dầm bêtông cốt thép.

Hợp phần B: nạo vét, nâng cấp hai tuyến hành lang đường thuỷ quốc gia tổng chiều dài 356 km gồm hành lang phía Bắc xuyên Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên; hành lang duyên hải phía Nam, đoạn Giá Rai-Bạc Liêu-Đại Ngãi đạt tiêu chuẩn cấp 3, nâng cấp các cầu hiện hữu trên kênh bằng cầu dầm bêtông cốt thép. 

Hợp phần C: nâng cấp 205 km tỉnh lộ thuộc 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; cải tạo một số tuyến đường thủy địa phương và bến bốc xếp. Hợp phần D: đầu tư hỗ trợ thể chế cho Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh.

Dự án WB 5 được thực hiện nhằm cải thiện hệ thống giao thông, giảm thiểu tắc nghẽn, làm thông suốt các tuyến đường bộ và đường thủy then chốt tại Đồng bằng sông Cửu Long góp phần đi lại, lưu thông hàng hóa giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ và các đầu mối xuất khẩu; đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo trong khu vực.[38]



Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]


Vùng này là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử, nghệ thuật sân khấu cải lương. Với các nghệ sĩ nổi tiếng như: Phùng Há, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Thanh Sang, Minh Phụng,...

Là nguồn cảm hứng cho rất nhiều ca khúc âm hưởng dân ca Nam Bộ với nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như: Bắc Sơn, Thanh Sơn, Trúc Phương,...


Văn học và phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]


Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm nổi tiếng về con người hào khí, nghĩa hiệp; từ đó trở thành nghệ thuật đọc thơ Lục Vân Tiên.

Nhiều bộ phim được sản xuất ở vùng này để miêu tả nền văn minh của Đồng bằng sông Cửu Long. Một số phim nổi tiếng có thể kể ra như Mùa len trâu, Cánh đồng bất tận, Hương phù sa,...

Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Lê Vĩnh Hòa, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng, Trang Thế.... đã viết nhiều quyển sách nổi tiếng về cuộc sống ở vùng Đồng bằng.


Tổng hợp hình ảnh của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long[sửa | sửa mã nguồn]


THÀNH PHỐ CẦN THƠ



TỈNH AN GIANG



TỈNH BẠC LIÊU



TỈNH BẾN TRE



TỈNH LONG AN



TỈNH CÀ MAU



TỈNH SÓC TRĂNG



TỈNH HẬU GIANG



TỈNH TRÀ VINH



TỈNH ĐỒNG THÁP



TỈNH VĨNH LONG



TỈNH KIÊN GIANG



TỈNH TIỀN GIANG




Tiếng Anh[sửa | sửa mã nguồn]


  • Steffen Gebhardt, Juliane Huth, Nguyen Lam Dao, Achim Roth, Claudia Kuenzer: A comparison of TerraSAR-X Quadpol backscattering with RapidEye multispectral vegetation indices over rice fields in the Mekong Delta, Vietnam. In: International Journal of Remote Sensing. 33(24) 2012, 7644-7661.

  • Claudia Kuenzer, Huadong Guo, Patrick Leinenkugel, Juliane Huth, Xinwu Li, Stefan Dech: Flood and inundation dynamics in the Mekong Delta: an ENVISAT ASAR based time series analyses. In print at: Remote Sensing. 2012.

  • Patrick Leinenkugel, Thomas Esch, Claudia Kuenzer: Settlement detection and impervious surface estimation in the Mekong delta using optical and SAR data. In: Remote Sensing of Environment. 115(12) 2011, 3007-3019.

Tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]


  • Võ Thị Thu Vân và Lê Phát Quới, Đánh giá mối quan hệ các yếu tố tự nhiên và thảm thực vật vùng đất ngập nước của VQG Tràm Chim, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, Khoa Môi trường, Đại học Bách Khoa Tp. HCM, 2006.

  • Lê Phát Quới, Formation of Acid Sulphate Soils in the Lower Mekong Delta, Vietnam. Viện Địa chất, Đại học Ghent, Bỉ, 1995.

  • Lê Phát Quới, Study on Degarded Grey Soil (Plinthosols) in the Plain of Reeds, Lower Mekong Delta, Vietnam. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Ghent, Bỉ, 1995.


  1. ^ Mất 40% đồng bằng Cửu long nếu nước biển dâng một mét

  2. ^ Xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2015-2016), Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

  3. ^ a ă "The Mekong river"

  4. ^ Hiện trạng Công trình thủy lợi Biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia, đăng ngày 28/12/2009

  5. ^ Nghiên cứu đánh giá tác động của việc khai thác, phát triển vùng ngập đến dòng chảy lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trần Đức Đông, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam.

  6. ^ Theo Nguyễn Q. Thắng, nhà Nguyễn đặt tên lục tỉnh dựa theo 6 từ cuối của một câu thơ cổ: Khoái mã gia biên vĩnh định an hà (nghĩa: Phóng ngựa ra roi giữ yên non nước). Do đó, các tỉnh có tên: Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. (Trịnh Hoài Đức, một trong Gia Định tam gia, Nam Bộ xưa và nay, Nhà xuất bản TP. HCM, 2005, tr.147)

  7. ^ La Cochinchine francaise 1873, J.P. Salenave, trang 9: Avril 1870-Délimitation des frontières de la Cochinchine Française et du Cambodge.

  8. ^ Les frontières du Vietnam: Histoire des frontières de la péninsule indochinoise: Frontiére du Royaume de Cambodge de Khmere de la Basse CochinChine, Pierre-Bernard Lafont, trang 164.

  9. ^ “Sắc lệnh 148/SL bãi bỏ danh từ phủ, châu, quận”. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015. 

  10. ^ “.::Cong Thong Tin Dien Tu Dong Thap::.”. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015. 

  11. ^ Quyết định 75-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  12. ^ “Quyết định 170”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 

  13. ^ “Nghị định 36”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 

  14. ^ “Nghị quyết chia và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 

  15. ^ Trong suốt giai đoạn 1992-2003 không hề có tỉnh Hậu Giang, mà ngược lại chỉ có tỉnh Tiền Giang thay thế cho tên gọi tỉnh Mỹ Tho cũ).

  16. ^ “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011, phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012. 

  17. ^ “Số đơn vị hành chính có đến 31/12/2009 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2011. 

  18. ^ Thỉnh lỵ là thành phố, thị xã hoặc quận trung tâm hành chính của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương

  19. ^ “Nghị định 09/1999/NĐ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 

  20. ^ “Nghị định 21/1999/NĐ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 

  21. ^ http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-97-2005-ND-CP-thanh-lap-Rach-Gia-thuoc-tinh-Kien-Giang-dieu-chinh-dia-gioi

  22. ^ http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-10-2007-ND-CP-thanh-lap-thanh-pho-Cao-Lanh-thuoc-tinh-Dong-thap-vb16516t11

  23. ^ http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-22-2007-ND-CP-thanh-lap-thanh-pho-Soc-Trang-thuoc-tinh-Soc-Trang-vb16767t1

  24. ^ “Nghị quyết 34/NQ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 

  25. ^ “Nghị quyết 38/NQ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 

  26. ^ “Nghị quyết 11/NQ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 

  27. ^ “Nghị quyết 32/NQ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 

  28. ^ http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-quyet-34-NQ-

  29. ^ “Nghị quyết 86/NQ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 

  30. ^ “Nghị quyết 113/NQ”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. 

  31. ^ a ă â General Statistics Office (2012): Statistical Yearbook of Vietnam 2011. Statistical Publishing House, Hanoi

  32. ^ Đồng bằng sông Cửu Long khô cằn trong hạn mặn trăm năm, Tuổi Trẻ,

  33. ^ “Số phận" đồng bằng sông Cửu Long, tuoitre, 20.3.2016

  34. ^ Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu

  35. ^ Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2050.

  36. ^ “Xây dựng hạ tầng giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long”. 

  37. ^ “SE Asia’s longest cable-stayed bridge underway in Can Tho”. Ngày 28 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2007. 

  38. ^ “Cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL”. 





Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu






Comments

Popular posts from this blog

Trận chiến mũi Spartivento - Wikipedia

Trận chiến Mũi Spartivento được gọi là Trận chiến Mũi Teulada ở Ý, là trận hải chiến trong Trận chiến Địa Trung Hải trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến đấu giữa hải quân các lực lượng của Hải quân Hoàng gia và Ý Regia Marina vào ngày 27 tháng 11 năm 1940. Nguồn gốc [ chỉnh sửa ] Vào đêm ngày 11 tháng 11 năm 1940, người Anh vô hiệu hóa hoặc phá hủy một nửa chiến hạm của hạm đội Ý trong một cuộc tấn công trên không táo bạo khi họ nằm yên tại Taranto . Cho đến lúc đó, người Ý đã rời các tàu chiến chủ lực của họ ở bến cảng, hy vọng sự hiện diện đơn thuần của nó như một hạm đội sẽ ngăn cản việc vận chuyển của Anh qua khu vực, mặc dù họ sẽ không từ chối chiến đấu nếu có cơ hội. [1] Sáu ngày sau, đêm 17 tháng 11, một lực lượng Ý gồm hai tàu chiến ( Vittorio Veneto và Giulio Cesare ) và một số đơn vị hỗ trợ đã cố gắng đánh chặn hai tàu sân bay Anh, HMS Ark Royal và Argus và tàu hộ tống của họ, những người trên đường tới Malta trong nỗ lực cung cấp máy bay để tăn

Liêu Thánh Tông – Wikipedia tiếng Việt

Liêu Thánh Tông (chữ Hán: 遼聖宗; 971 – 1031), tên thật là Gia Luật Long Tự (耶律隆绪), là vị vua thứ sáu của nhà Liêu trong lịch sử Trung Quốc. Là con của Liêu Cảnh Tông, ông kế vị vua cha năm 982 khi mới 12 tuổi, nên mẹ ông là Thái hậu Tiêu Xước nắm thực quyền, và cai trị đất nước mạnh mẽ. Trong thời gian ông cai trị Liêu là một quốc gia hết sức hùng mạnh. Ông có đưa quân đi đánh nhà Tống và cuối cùng đã bắt Tống Chân Tông phải ký hòa ước Thiền Uyên. Hiệp ước này đã tạo ra hòa bình giữa hai quốc gia trong trên 100 năm, nhưng với một giá mà nhà Tống phải ở vị trí thua sút so với nhà Liêu, với mỗi năm Tống phải nộp cho Liêu 100.000 lạng bạc và 20.000 thếp lụa. Hai nước kết nghĩa làm huynh đệ quốc (nước anh em) với Liêu Thánh Tông Da Luật Long Tự nhận Chân Tông là anh, Chân Tông gọi Tiêu thái hậu nhà Liêu là thúc mẫu. Sự chấp nhận vị trí thua sút có thể coi là tai họa trong chính sách ngoại giao của nhà Tống, trong khi việc cống nộp này, dù chậm chạp, nhưng dần dần làm hao mòn ngân khố quốc